QUẢNG CÁO Tham khảo 300 câu hỏi trắc nghiệm về Điện tích. Điện trường Câu 1: Mã câu hỏi: 20812 Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1 J/N. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 20814 Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 2μC từ A đến B là 4 mJ. UAB bằng A. 2 V. B. 2000 V. C. – 8 V. D. – 2000 V. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 20815 Điện thế là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về A. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường. B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường. C. khả năng tác dụng lực tại một điểm. D. khả năng sinh công tại một điểm. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 20816 Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1 cm có một hiệu điện thế 10 V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 20818 Một tụ điện có điện dung 5.10-6 F. Điện tích của tụ điện bằng 86µC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là A. 47,2 V. B. 17,2 V. C. 37,2 V. D. 27,2 V. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 20819 Một electron bay từ bản âm sang bản dương của tụ điện phẳng. Điện trường giữa hai bản tụ có cường độ 9.104 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là d = 7,2 cm. Khối lượng của e là 9,1.10-31kg. Vận tốc đầu của electron là không. Vận tốc của electron khi tới bản dương của tụ điện là A. 4,77.107 m/s B. 3,65.107 m/s C. 4,01.106 m/s D. 3,92.107 m/s Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 20820 Một electron chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ 364 V/m. Electron xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106 m/s. Electron đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không ? A. 8 cm B. 10 cm C. 9 cm D. 11 cm Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 20822 Hai điện tích điểm q1 = -1,7.10-8 C và q2 = 2.10-8 C nằm cách điện tích điểm q0 = 3.10-8 C những đoạn a1 = 2 cm và a2 = 5 cm. Cần phải thực hiện một công bằng bao nhiêu để đổi vị trí của q1 cho q2? A. 3.10-4 J. B. -3.10-4 J. C. 2.10-5 J. D. -2.10-5 J. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 20823 Một proton bay theo phương của một đường sức điện. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 2,5.104 m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500 V. Hỏi điện thế tại điểm B bằng bao nhiêu. Cho biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19 C. A. 302,5 V. B. 503,3 V. C. 450 V. D. 660 V. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 20824 Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng: A. -20 V B. 32 V C. 20 V D. -32 V Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 21307 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 21308 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện. D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 21309 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là: A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC). B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC). C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C). D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C). Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 21311 Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 21313 Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1 > 0. Hai điện tích q2, q3 ở hai đỉnh còn lại. Lực điện tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra? A. ǀq2ǀ =ǀq3ǀ B. q2 > 0, q3 < 0 C. q2 < 0, q3 > 0 D. q2< 0, q3 < 0 Xem đáp án ◄12345...20► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật