QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 32000 Những văn bản ngoại giao nào đánh dấu Việt Nam cơ bản trở thành thuộc địa của thực dân Pháp? A. Hiệp ước giáp Tuất và Hiệp ước Nhâm Tuất B. Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Hắc-măng C. Hiệp ước Hắc-măng và Hiệp ước Giáp Tuất D. Hiệp ước Hắc-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 32001 Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là A. các nước cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Việt Nam B. các nước tham dự hội nghị công nhân độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ C. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước D. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, chuyển giao quân sự Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 32002 Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng? A. Đây là cuộc cách mạng bạo lực dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu B. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất dân chủ điển hình C. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo lực D. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu sắc Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 32003 Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị (tháng 10 năm 1930) là việc xác định A. nhiệm vụ cách mạng B. lực lượng cách mạng C. động lực cách mạng D. lãnh đạo cách mạng Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 32004 Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam khi tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo xu thế toàn cầu hóa là A. am hiểu luật pháp quốc tế B. cạnh tranh lành mạnh C. giữ vững độc lập chủ quyền D. bình đẳng trong cạnh tranh Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 32005 Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài (từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946) được đánh giá là A. cứng rắn về mặt nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược B. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc C. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược D. vừa cứng rắn vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 32006 Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19-12-1946)? A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Trường vụ Trung ương Đảng truyền đi B. Công nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố nhân C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Ban Thường vụ trung ương Đảng Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 32007 Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế C. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu D. tăng cường hợp tác khoa học - kĩ thuật với các nước Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 32008 Hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 - 1925 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? A. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam B. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam C. Xây dựng mối liên minh công nông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc D. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 32009 Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) bên cạnh những nguyên nhân chung, có nhiều nguyên nhân riêng để Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản phát triển nhanh chóng 1. Mĩ ít bị tổn thất trong chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Mĩ biết ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. 3. Tây Âu biết lợi dụng nguồn vốn nước ngoài. 4. Tây Âu hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC. 5. Nhật Bản chi phí quân sự thấp (không vuợt quá 1% GDP) Xác định số câu đúng trong số các câu trên? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 32010 Sự kiện đánh dấu phong trào Cần Vương (1895 - 1896) chấm dứt là A. vua Hàm Nghi bị bắt đày sang Angiêri B. cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại C. Phan Đình Phùng hy sinh D. cuộc khởi nghĩa Ba Đình thất bại Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 32011 Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946 - 1949)? A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới C. Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 32012 Phong trào Cần Vương thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta? A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập C. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất D. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 32013 Điểm giống nhau cơ bản trong con đuờng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 32014 Hiến chương nêu rõ mục đích của Liên hợp quốc là “duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ (1) ...giữa các dân tộc và tiến hành (2) ...quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (3) ... và quyền (4) ... của các dân tộc”. Những cụm từ còn thiếu trong đoạn trích trên là gì A. (1) bình đẳng, (2) hợp tác, (3) hữu nghị, (4) tự do B. (1) hợp tác, (2) hữu nghị, (3) bình đẳng, (4) tự quyết C. (1) hữu nghị, (2) hợp tác, (3) bình đẳng, (4) tự quyết D. (1) hợp tác, (2) hữu nghị, (3) bình đẳng, (4) tự do Xem đáp án ◄1...3839404142...179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật