Ờ các bài trước các em đã được tìm hiểu về khái niệm ước và bội. Bài học này sẽ tiếp tục giới thiệu đến các em khái niệm ước chung và bội chung, cùng với đó là phương pháp tìm ước chung lớn nhất - bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số trước khi được tìm hiểu sâu hơn ở các bài học sau.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ước chung của hai hay nhiều số là ước của mọi số đó
Nếu \(\left. \begin{array}{l}a \vdots x\\b \vdots x\\c \vdots x\end{array} \right\} \Rightarrow x \in \) ƯC(a;b;c)
Ví dụ 1:
Ư(8) = {1; 2; 4; 8}
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 12}
ƯC(8; 12) = {1; 2; 4}
Nếu biểu diễn tập hợp A = Ư(8) và tập hợp B = Ư(12) thì ƯC (8;12)= \(A \cap B = {\rm{\{ }}1;2;4\} \)
Trong các ước chung của hai hay nhiều số thì có một số lớn nhất được gọi là số ước chung lớn nhất. Kí hiệu ƯCLN.
Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số:
- Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
- Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
- Bước 3: Lập một tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất.
Tích tìm được là ƯCLN cần tìm
Ví dụ 2: Tìm ƯCLN (48; 168; 360).
Ta có: \(48 = {2^3}.3,\,\,\,168 = {2^3}.3.7,\,\,360\, = {2^3}{.3^2}.5\)
ƯCLN (48; 168; 360) = \({2^3}.3 = 24\)
1.2. Bội chung của hai hay nhiều số là bội tất cả các số đó.
\(\left. \begin{array}{l}x \vdots a\\x \vdots b\\x \vdots c\end{array} \right\} \Rightarrow x \in BC(a;b;c)\)
Ví dụ 3:
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48;…}
B(8) = {0; 8; 16; 24; 32; 40; 48; …}
BC(6 ;8) = {0; 24; 48; 72;…}
\(BC(6;8) = B(6)\,\,\, \cap \,\,B(8)\,\, = \,\,{\rm{\{ }}0;\,\,\,24;\,\,\,48;...{\rm{\} }}\)
Bội chung nhỏ nhất (BCNN) của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội của các số đó.
* Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số:
- Bước 1: Phân tích mỗi thừa số ra thừa số nguyên tố.
- Bước 2: Chọn các thừa số chung và riêng.
- Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất.
Tích tìm được là BCNN cần tìm.
Ví dụ 4:
\(\begin{array}{l}84 = {2^2}.3.7\\140 = {2^2}.5.7\\360 = {2^3}{.3^2}.5\end{array}\)
\(BCNN = {2^3}{.3^2}.5.7 = 2520.\)
Bài tập minh họa
Bài 1: Tìm số tự nhiên A có bốn chữ số sao cho đó chia cho 131 thì dư 112, chia cho 132 thì dư 97 nhưng chia hết cho 99.
Giải
Theo đề bài, ta có: A = 131p + 112 = 132q + 97
Hay 131p = 132q – 15 = 131q + (q – 15)
\( \Rightarrow q - 15\,\,\, \vdots \,\,\,131\,\, \Rightarrow \,\,q = 131x + 15\,\,(x \in \mathbb{N})\)
mà A = 132q + 97 = 132. (131x + 15) = 132 .131x + 1980
Vì A có bốn chữ số nên x = 0 và 1980 : 99 = 20
Vậy số cần tìm là A = 1980.
Bài 2: Cho a = 123456789; b=987654321.
a) Tìm ƯCLN của ( a; b)
b) Tìm số dư trong phép chia BCNN (a; b) cho 11.
Giải
a.
\(a\,\,\, \vdots \,\,\,9\) và \(b\,\,\, \vdots \,\,\,9\) (vì tổng các chữ số của nó chia hết 9)
Mặt khác b – 8a = 9 nên nếu ƯC (a; b) = d thì \(9\,\, \vdots \,\,d\)
Vậy mọi ƯC của a, b đều là ƯC của 9 hay 9 = ƯCLN (a; b)
b.
Vì \(BCNN(a;b) = \frac{{a.b}}{{UCLN(a;b)}} = \frac{{a.b}}{9} = \frac{a}{9}.b\)
Nhưng \(\frac{a}{9} = 11m + 3;\,\,\frac{b}{9} = 11n\,\, + 5.\)
Vậy BCNN (a;b) = 11p + 4
Vậy số dư cần tìm là 4.
Bài 3:
a. Tìm \(a \in {\mathbb{N}^*}\), biết \(a\,\, \vdots \,\,\,378,\,\,a\,\, \vdots \,\,594.\)
b. Tìm \(b \in {\mathbb{N}^*}\), biết \(112\,\,\, \vdots \,\,\,b;\,\,280\,\, \vdots \,\,\,b.\)
Giải
a. \(a\,\, \vdots \,\,\,378,\,\,a\,\, \vdots \,\,594\,\, \Rightarrow \,\,a\,\, = BCNN\,\,(378;\,\,594)\)
\(378 = {2.3^3}.7,\,\,594\,\, = \,{2.3^3}.11\)
Vậy a = BCNN(378; 594)
b. \(112\,\, \vdots \,\,b,\,\,280\,\, \vdots \,\,b\,\, \Rightarrow \,\) b = ƯCLN (112; 280)
\(112 = {2^4}.7,\,\,280\,\, = \,{2^3}.5.7\)
Vậy b = WCLN(112; 280) = \({2^3}.7 = 56.\)
3. Luyện tập Bài 16 Chương 1 Số học 6 Tập 1
Qua bài giảng Ước chung và bội chung này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
- Hình thành khái niệm ươc chung, bội chung
- Cách tìm ước chung, bội chung của hai hay nhiều số
3.1 Trắc nghiệm Ước chung và bội chung
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Bài 16 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. \(A = \left\{ {0;45;90;120} \right\}\)
- B. \(A = \left\{ {0;45;90;120;180} \right\}\)
- C. \(A = \left\{ {0;90;80} \right\}\)
- D. \(A = \left\{ {0;60;90;120} \right\}\)
-
Câu 2:
Tập hợp ƯC(4, 12) là:
- A. \(\left\{ {0;1;2;4} \right\}\)
- B. \(\left\{ {1;2;4} \right\}\)
- C. \(\left\{ {1;2;3;4} \right\}\)
- D. \(\left\{ {1;2;3;4;6} \right\}\)
Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2 Bài tập SGK Ước chung và bội chung
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Bài 16 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1
Bài tập 169 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 170 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 171 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 172 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 173 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 174 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 175 trang 27 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 134 trang 53 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 135 trang 53 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 136 trang 53 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 137 trang 53 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 138 trang 54 SGK Toán 6 Tập 1
Bài tập 16.1 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 16.2 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 16.3 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1
Bài tập 16.4 trang 28 SBT Toán 6 Tập 1
4. Hỏi đáp Bài 16 Chương 1 Số học 6 Tập 1
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Toán Học 6 HỌC247