YOMEDIA
NONE

Giải bài 2.14 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.14 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}y - 2x \le 2\\y \le 4\\x \le 5\\x + y \ge  - 1\end{array} \right.\) trên mặt phẳng tọa độ.

Từ đó tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) =  - x - y\) với \(\left( {x;y} \right)\) thỏa mãn hệ trên.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải

- Biểu diễn các miền nghiệm của từng bất phương trình \(y - 2x \le 2\); \(y \le 4\); \(x \le 5\) và \(x + y \ge  - 1\) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

Bước 1: Vẽ đường thẳng \(ax + by = c\)

Bước 2: Lấy điểm một điểm không thuộc đường thẳng \(ax + by = c\) và thay vào bất phương trình cần xác định miền nghiệm.

Bước 3: Nếu tọa độ điểm đó thỏa mãn bất phương trình thì miền nghiệm của bất phương trình chứa điểm đó.

- Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(F\left( {x;y} \right) =  - x - y\)

Bước 1: Xác định các đỉnh của đa giác

Bước 2: Tính giá trị \(F\left( {x;y} \right) =  - x - y\) tại các đỉnh đó và kết luận.

Hướng dẫn giải

Xác định miền nghiệm D1 của bất phương trình y – 2x ≤ 2 được xác định như sau:

- Vẽ đường thẳng d: -2x + y = 2.

- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) và tính -2.0 + 0 = 0 < 2.

Do đó miền nghiệm D1 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d chứa gốc tọa độ.

Miền nghiệm D2 của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng y = 4 chứa gốc tọa độ.

Miền nghiệm D3 của bất phương trình x ≤ 5 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x = 5 chứa gốc tọa độ.

Xác định miền nghiệm D4 của bất phương trình x + y ≥ - 1 được xác định như sau:

- Vẽ đường thẳng d’: x + y = -1.

- Ta lấy gốc tọa độ O(0;0) và tính 0 + 0 = 0 > -1.

Do đó miền nghiệm D4 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d’ chứa gốc tọa độ.

Khi đó miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác ABCD với tọa độ các điểm là: A(-1;0), B(1;4), C(5;4), D(5;-6).

Tính giá trị biểu thức F(x;y) = - x – y tại các điểm A, B, C, D

F(-1;0) = -(-1) – 0 = 1;

F(1;4) = - 1 – 4 = -5;

F(5;4) = - 5 – 4 = -9;

F(5;-6) = - 5 – (-6) = 1.

Vậy giá trị lớn nhất của biểu thức F là 1 tại (x;y) = (-1;0) hoặc (x;y) = (5;-6) và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F là -9 tại (x;y) = (5;4)

-- Mod Toán 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 2.14 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA

Bài tập SGK khác

Giải bài 2.12 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.13 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.15 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.16 trang 32 SGK Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.10 trang 24 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.11 trang 24 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.12 trang 24 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.13 trang 24 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.14 trang 24 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.15 trang 25 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.16 trang 25 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.17 trang 25 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.18 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.19 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.20 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.21 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.22 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.23 trang 26 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.24 trang 27 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.25 trang 27 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.26 trang 27 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.27 trang 27 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.28 trang 27 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

Giải bài 2.29 trang 28 SBT Toán 10 Kết nối tri thức tập 1 - KNTT

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF