Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 14: Thiết kế phim bằng phần mềm Movie Maker trong chương trình Tin học 9 do HOC247 biên soạn sẽ giúp các em có những hiểu biết về phần mềm Movie Maker để có thể tạo được các đoạn phim cơ bản.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu trúc tệp dự án phim trong phần mềm Movie Maker
Bốn lớp thông tin của một tệp dự án phim:
- Video: Gồm một dãy ảnh tỉnh hoặc clip động, là lớp thông tin chính và cơ bản nhất của một dự án phim.
- Nhạc nền: Gồm một dãy âm thanh đóng vai trò nhạc nền.
- Lời thoại: Gồm một dãy âm thanh đóng vai trò lời thoại.
- Phụ đề: Gồm một dãy các hộp văn bản dùng làm phụ đề chữ dùng để thuyết minh cho phim.
Mô hình bốn lớp của tệp dự án phim trong Movie Maker
1.2. Giao diện và các thao tác với tệp dự án phim
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng để khởi động phần mềm Movie Maker. Phần mềm sẻ tạo ra một tệp có phần mở rộng là wlmp.
Giao diện phần mềm Movie Maker
- Các thao tác với tệp:
+ Tạo mới: File → New Project.
+ Mở tệp: File → Open Project.
+ Ghi tệp: File → Save Project.
1.3. Làm việc với lớp hình ảnh
a. Thao tác thêm hình ảnh và clip
Chọn Home và nháy nút Add videos and photos
b. Các thao tác cơ bản với lớp hình ảnh
- Đổi vị trí, thứ tự: Dùng chuột kéo thả để di chuyển các đối tượng trong dãy.
- Xóa: Nháy chọn đối tượng và nhấn phím Delete.
- Bổ sung: Nháy nút Add videos and photos và thực hiện lệnh bổ sung hình ảnh, clip động.
c. Các thao tác nâng cao với lớp hình ảnh
- Vào thanh công cụ Video Tools → Xuất hiện hộp thoại:
(1). Thiết lập hiệu ứng âm thanh khi vào/ra.
(2). Thay đổi âm lượng clip.
(3). Thay đổi tốc độ clip.
(4). Thay đổi độ dài video ảnh tĩnh.
(5). Tách thành 2 clip tại vị trí hiện thời.
+ Bước 1: Đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách.
+ Bước 2: Nháy nút Split .
(6). Set Start point : cắt phần đầu clip.
Set end point : cắt phần đuôi clip.
+ Bước 1: Đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn cắt phần đầu hoặc phần đuôi.
+ Bước 2: Nháy nút Set Start point : cắt phần đầu clip.
d. Các lệnh với clip tĩnh
Người dùng có thể thay đổi thông số thời gian tại nút lệnh Duration trên thanh công cụ.
Lưu ý: mỗi ảnh tĩnh cần có lời thoại, phụ đề, thậm chí cả nhạc nền kèm theo để thuyết minh cho chủ đề của hình ảnh này.
e. Các lệnh với clip động
- Thay đổi âm lượng: nháy nút Video volume, sau đó điều chỉnh con trượt để tăng hoặc giảm âm lượng của clip.
- Thay đổi tốc độ thể hiện: Điều chỉnh bằng nút Speed.
- Tách clip thành hai đoạn: Đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách, sau đó nháy nút lệnh Split.
- Cắt phần đầu/phần đuôi của clip: đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn cắt phần đầu (hoặc phần đuôi), sau đó nháy chọn lệnh Set start point (hoặc Set end point).
1.4. Làm việc với lớp nhạc nền
a. Cách thêm nhạc nền
Nháy chọn nút Home, sau đó nháy nút Add music, chọn một hoặc nhiều tệp âm thanh nhạc nền. Khi làm việc với nhạc nền ta sử dụng thanh công cụ Music Tools.
b. Các lệnh thao tác với nhạc nền
- Thay đổi thời gian bắt đầu của các tệp nhạc nền trong phim: dung chuột kéo thả các đối tượng nhạc nền (màu xanh) ở lớp thứ hai sang trái, phải.
Lưu ý: các đối tượng này không được xếp chồng lên nhau. Có thể điều chỉnh bằng hộp nhập tham số Start time ngay trên thanh công cụ. Thời gian được tính theo timeline của phim.
- Thay đổi âm lượng: Nháy nút Music volume, sau đó điều chỉnh con trượt để tăng, giảm âm lượng của nhạc nền tương ứng.
- Tách thành hai đoạn độc lập: Đầu tiên đưa con trỏ thời gian đến vị trí muốn tách, sau đó nháy nút lệnh Split.
- Thay đổi vị trí bắt đầu và kết thúc âm thanh bên trong đối tượng nhạc nền:
+ Thiết lập vị trí bắt đầu: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút Set start point.
+ Thiết lập vị trí kết thúc: Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí mong muốn và nháy nút Set end point.
1.5. Làm việc với lớp lời thoại
- Lệnh thu lời thoại trực tiếp hoặc bổ sung lời thoại vào dự án phần mềm bằng cách nháy nút Record Narration trong dải lệnh Home.
- Thu lời thoại trực tiếp, thuyết minh cho phim theo các bước sau:
+ Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn bắt đầu thu âm.
+ Nháy nút Home, nháy chọn nút lệnh Record narration.
+ Nháy nút Record. Thời gian bắt đầu thu âm.
+ Nháy nút Stop để kết thúc.
+ Phần mềm sẽ yêu cầu ghi lại tệp âm thanh đã thu âm, thực hiện thao tác ghi tệp.
+ Kết thúc việc thu âm, trên màn hình sẽ xuất hiện đối tượng lời thoại vừa được tạo ra.
1.6. Làm việc với lớp phụ đề
a. Cách tạo phụ đề
- Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn tạo phụ đề.
- Nháy chuột chọn dải lệnh Home, chọn nút lệnh Caption.
- Nhập chữ và điều chỉnh kích thước phù hợp.
b. Các lệnh, thao tác với phụ đề
- Di chuyển phụ đề theo thời gian.
- Xóa, bổ sung them phụ đề.
- Sửa phụ đề.
- Thay đổi độ dài thời gian của phụ đề.
- Bổ sung hiệu ứng, tạo khuôn, màu sắc cho chữ của phụ đề.
1.7. Xuất phim
- Thực hiện lệnh File → Save movie → For Computer.
- Nhập tên tệp phim muốn xuất, chọn thư mục lưu và nhấn nút Save.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Nêu các lệnh, thao tác với phụ đề?
Hướng dẫn giải:
Các lệnh, thao tác với phụ đề gồm:
+ Di chuyển phụ đề theo thời gian.
+ Xóa, bổ sung thêm phụ đề.
+ Sửa phụ đề.
+ Thay đổi độ dài thời gian của phụ đề.
+ Bổ sung hiệu ứng, tạo khuôn, màu sắc cho chữ của phụ đề.
Bài tập 2: Thu lời thoại trực tiếp, thuyết minh cho phim được thực hiện ra sao?
Hướng dẫn giải:
Thu lời thoại trực tiếp, thuyết minh cho phim theo các bước sau:
+ Di chuyển con trỏ thời gian đến vị trí muốn bắt đầu thu âm.
+ Nháy nút Home, nháy chọn nút lệnh Record narration.
+ Nháy nút Record. Thời gian bắt đầu thu âm.
+ Nháy nút Stop để kết thúc
Luyện tập
Qua bài học các em có thể: Sử dụng phần mềm Movie Maker để thiết kế các đoạn phim đơn giản
3.1. Trắc nghiệm Bài 14 Tin học 9
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 9 Chương 4 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Movie Maker
- B. Pascal
- C. Audacity
- D. Word
-
- A. Video
- B. Nhạc nền
- C. Lời thoại
- D. Cả 3 đáp án trên
-
- A. Nháy đúp chuột lên biểu tượng Movie Maker trên desktop
- B. Nháy chuột phải và chọn open
- C. Nháy chuột trái và chọn open
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 14 Tin học 9
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 9 Chương 4 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 2 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 3 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 4 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 5 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 6 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 7 trang 149 SGK Tin học 9
Bài tập 1 trang 102 SBT Tin học 9
Bài tập 2 trang 102 SBT Tin học 9
Bài tập 3 trang 103 SBT Tin học 9
Bài tập 4 trang 103 SBT Tin học 9
Bài tập 5 trang 104 SBT Tin học 9
Bài tập 6 trang 104 SBT Tin học 9
Bài tập 7 trang 105 SBT Tin học 9
Bài tập 8 trang 105 SBT Tin học 9
Bài tập 9 trang 105 SBT Tin học 9
Bài tập 10 trang 106 SBT Tin học 9
Bài tập 11 trang 106 SBT Tin học 9
Bài tập 12 trang 106 SBT Tin học 9
Bài tập 13 trang 107 SBT Tin học 9
Bài tập 14 trang 107 SBT Tin học 9
Bài tập 15 trang 108 SBT Tin học 9
Bài tập 16 trang 108 SBT Tin học 9
Bài tập 17 trang 108 SBT Tin học 9
Hỏi đáp Bài 14 Tin học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 9 HỌC247