Nội dung bài học giúp các em nghiên cứu về dòng điện xoay chiều, những đặc trưng, tính chất cơ bản của giá trị hiệu dụng và nguyên tắc để tạo ra dòng điện xoay chiều.
-
Video trong Playlist
-
Nội dung
-
Bài 2: Các mạch điện xoay chiều
Các mạch điện xoay chiều là 1 trong những dạng bài quan trọng nhất của chương điện xoay chiều. Qua bài giảng này,các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : Phát biểu được tác dụng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều. Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần. Viết được công thức tính dung kháng và cảm kháng.00:40:45 1237 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 1: Liên hệ giữa các giá trị hiệu dụng
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về các dạng toán của dòng điện xoay chiều xuất hiện trong một mạch điện khi giữa 2 đầu của mạch điện chỉ có tác dụng của một điện áp xoay chiều : điện trở, cảm kháng và dung kháng. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài giảng: Liên hệ giữa các giá trị hiệu dụng00:28:38 922 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Các giá trị tức thời - Viết biểu thức
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các bài tập liên quan đến mạch điện xoay chiều với nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được kiến thức về giá trị tức thời và các công thức liên quan đến giá trị tức thời, từ đó vận dụng và hoàn thành tốt bài tập.00:50:03 975 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Cộng hưởng điện
Cộng hưởng điện là 1 trong những phần kiến thức quan trọng của chương trình vật lý 12, thường xuyên góp mặt trong các đề thi tuyển sinh ĐH và THPT Quốc gia, vì vậy, sau khi học xong bài này, các em cần phải nắm được: Viết được công thức định luật Ôm cho đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp. Nêu được đặc điểm của đoạn mạch có R, L, C nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện .00:30:31 597 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết đại cương về dòng điện xoay chiều
Với 20 câu ôn lý thuyết phần Đại cương về dòng điện xoay chiều, bao gồm một số câu hỏi lý thuyết về những tính chất chung của mạch điện xoay chiều, đặc điểm của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp... nhằm giúp các em ôn lại các kiến thức đã học theo mức độ từ dễ đến khó.00:25:13 795 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập đại cương về dòng điện xoay chiều
Video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn bài tập đại cương về dòng điện xoay chiều gồm các bài toán về thời gian, điện lượng và giá trị tức thời, giá trị hiệu dụng và giá trị cực đại được trình bày cụ thể và có lời giải chi tiết giúp các em học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài.01:00:46 1313 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Cho công suất, tìm R, L, C hoặc ω
Hôm nay chúng ta nghiên cứu về dạng 2: Cho công suất tìm R, L, C hoặc \(\omega\). Trong bài học trước chúng ta đã học về dạng 1 - đó là bài toán áp dụng công thức để tìm công suất; bây giờ cho công suất, yêu cầu tìm ngược lại. Thực ra đây là bài toán ngược và ngược có cái hay của ngược. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.00:19:37 601 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Thay đổi một trong các đại lượng để Pmax
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về dạng 3 của bài toán Công suất, đó là Thay đổi một trong các đại lượng để Pmax , đây cũng là một trong những dạng bài quan trọng của chương Điện xoay chiều. Sau khi học xong bài này các em sẽ thấy có nhiều vấn đề liên quan đến cộng hưởng điện.00:38:08 814 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 4: Khảo sát công suất
Hôm nay chúng ta học dạng 4: Khảo sát công suất, đây là dạng cuối cùng của bài Công suất. Thực ra dạng bài này là tổng hợp các dạng trên và thông qua nó, các em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về công suất. Công suất sẽ thay đổi thế nào khi một đại lượng thay đổi? Cực đại ở đâu? Khi đại lượng đó tiến ra vô cùng hay bằng 0 thì như thế nào?00:37:43 659 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 5: Bài toán cực trị
Chúng ta tiếp tục học dạng 5: Bài toán cực trị, đây là dạng bài độc lập với công suất, nó như 1 bài toán tổng hợp của điện xoay chiều. Thực chất đó chính là cách giải bài toán bằng chữ sau đó gặp những bài toán bằng số, chúng ta sẽ nhớ lại cách đã trình bày, quá trình mình đi đến kết quả cuối cùng như thế nào. Và tốt hơn hết, với dạng này các em nên nhớ các công thức được đóng khung cuối cùng.01:16:48 1204 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 6: Độ lệch pha - Giản đồ vectơ
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dạng cuối cùng của bài toán điện xoay chiều: Độ lêch pha - Giản đồ vecto. Thật ra dạng bài này không có phương pháp nào bởi vì nó là dạng tổng hợp, tổng hợp các kiến thức từ Vật lý đến Toán. Dựa vào nhưng kiến thúc đã học từ môn Vật lý + Toán, chúng ta so sánh các góc với nhau hoặc vẽ ra từng hình cụ thể theo dữ kiện đề bài: có góc, có độ lớn (đó là giản đồ vecto), từ hình vẽ đó ta suy ra được đáp án.00:21:15 784 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 4: Máy biến áp – Truyền tải điện năng
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức hoàn toàn mới liên quan đến Truyền tải điện năng và máy biến áp, các em cần phải nắm được : Khái niệm của truyền tải điện năng Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Những ứng dụng vô cùng quan trọng của máy biến áp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.00:30:33 552 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 5: Máy phát điện xoay chiều
Ở bài học này, chúng ta sẽ nghiên cứu về các loại máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha, các phương pháp tạo ra dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều- những kiến thức hầu như đều rất quen thuộc với tất cả chúng ta. Mời các em cùng tìm hiểu Bài 5: Máy phát điện xoay chiều00:32:14 795 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết máy điện
Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết máy điện, bao gồm một số bài tập trắc nghiệm lý thuyết và câu trả lời cụ thể, chi tiết về các loại máy điện : Máy biến áp, máy phát điện, động cơ điện ... nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập củng cố kiến thức lý thuyết đã học .00:29:05 772 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập máy điện
Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn bài tập máy điện, bao gồm những dạng bài tập chính về máy biến áp, động cơ không đồng bộ 3 pha, động cơ điện 1 chiều, máy điện đồng bộ kèm đáp án cụ thể, chi tiết nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập và củng cố kiến thức đã học .00:52:11 871 Thầy Thân Thanh Sang
Chuyên đề Dòng điện xoay chiều chứa những nội dung khó và trừu tượng, những dạng bài tập khó, câu hỏi lạ có trong đề thi THPT Quốc gia thường xuyên xuất hiện ở phần này. Chuyên đề này được chia thành 6 bài giáo khoa theo trình tự các bài học của Sách Giáo Khoa, mỗi bài được chia thành nhiều dạng bài tập như: Đại cương về dòng điện xoay chiều, các mạch điện xoay chiều, bài toán về cực trị, máy phát điện và động cơ xoay chiều... Mỗi bài giảng gồm có phần lý thuyết trọng tâm, phương pháp giải các dạng bài tập và ví dụ tương ứng, câu hỏi ôn tập lý thuyết và bài tập có video hướng dẫn giải.
Khi các em học chuyên đề này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng về:
- Các khái niệm về dòng điện xoay chiều.
- Nắm được các công thức, cách biến đổi công thức để giải nhanh các bài toán.
- Hiểu được mối liên hệ giữa các giá trị hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều.
- Vận dụng khả năng toán học để giải các bài toán liên quan đến điện xoay chiều.
- Phương pháp sử dụng giản đồ vectơ, máy tính bỏ túi để suy ra đáp án của các bài toán.