Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 1924
Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
- A. Biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
- B. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- C. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
- D. Đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 1925
Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài
- A. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau
- B. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
- C. Được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
- D. Đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 1926
Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
- A. Đacuyn
- B. Lamac
- C. Menđen
- D. Mayơ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 1927
Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
- A. Giải thích được sự hình thành loài mới
- B. Đề xuất khái niệm biến dị cá thể
- C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối các đặc điểm thích nghi
- D. Phát hiện vai trò sáng tạo của CLTN và CLNT
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 1928
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
1. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
2. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
3. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
4. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 131096
Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
- A. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít
- B. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều
- C. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau
- D. chọn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 131097
Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể
- B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường
- C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể
- D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 131098
Đacquyn có nhận xét sau: "Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thể lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản." Theo quan điểm của Đacquyn, giải thích nào đúng cho nhận xét trên?
- A. Đột biến luôn diễn ra, mà cá thể là đối tượng của đột biến, việc sinh ra một lượng lớn cá thể, làm tăng sự đa dạng của quần thể lên tối đa, sự đa dạng giảm dần cho đến lúc sinh sản
- B. Cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn
- C. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn xảy ra và làm giảm số lượng quần thể, do đó để bảo tồn số lượng cá thể trong loài, các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng cá thế lớn hơn số cá thể sống tới độ tuổi sinh sản
- D. Biến dị cá thể luôn có xu hướng xảy ra trong quá trình sinh sống của cá thể, do đó khi số lượng cá thể càng nhiều, càng nhiều biến dị cá thể có thể xảy ra, loại trừ trường hợp những biến dị xấu xảy ra làm tử vong, số còn lại có khả năng duy trì nòi giống cho loài
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 131099
Đâu là quá trình đấu tranh sinh tồn theo quan niệm của Đacquyn?
- A. Môi trường làm tác động lên cơ thể sinh vật, làm những loài to lớn ngày càng mất đi, những loài nhỏ vẫn được duy trì do có đa dạng về di truyền hơn quần thể sinh vật có kích thước lớn
- B. Đột biến làm những loài có cơ chế sửa lỗi tốt vẫn sinh trưởng và phát triển, những loài có cơ chế sửa lôi do đột biến gây ra càng yếu, thì ngày càng giảm số lượng
- C. Những cá thể nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi thì tăng số lượng, biến dị di truyền kém thích nghi thì giảm số lượng
- D. Tất cả đều sai
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 131100
Theo Đacquyn, đâu là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị tạo thành những biến đổi lớn?
- A. Tính thích nghi
- B. Tính đấu tranh
- C. Tính di truyền
- D. Tính phức tạp