Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 161865
Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:
- A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2)
- B. Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).
- C. Nitơnitrat (NO3-).
- D. Nitơ amôn (NH4+).
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 161866
Lưỡng cư sống được ở cả dưới nước và trên cạn vì
- A. nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.
- B. lưỡng cư hô hấp cả bằng da (chủ yếu) và bằng phổi.
- C. da lưỡng cư luôn cần ẩm ướt.
- D. chi của lưỡng cư có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 161867
Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế:
- A. Nguyên phân và giảm phân.
- B. Nhân đôi và dịch mã.
- C. Phiên mã và dịch mã.
- D. Nhân đôi, phiên mã và dịch mã.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 161868
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ 2 thành phần chính là:
- A. ADN và ARN.
- B. ADN và prôtêin histon.
- C. ARN và prôtêin histon.
- D. Axit nuclêic và prôtêin.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 161869
Một gen có số nucleotit loại T = 14,25% tổng số nuclêôtit. Theo lí thuyết, tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là:
- A. A = T = 14,25%; G = X = 86,75%.
- B. A = T = 14,25%; G = X = 35,75%.
- C. A = T = 7,125%; G = X = 42,875%.
- D. A = T = G = X = 14,25%.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 161870
Để xác định tính trạng nào đó do gen trong nhân hay do gen trong tế bào chất quy định thì người ta dùng phép lai nào sau đây?
- A. Lai phân tích.
- B. Lai xa.
- C. lai khác dòng.
- D. Lai thuận nghịch.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 161871
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen?
- A. aabbdd.
- B. AaBBdd.
- C. AaBBDd
- D. AaBbDd
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 161872
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBbDd giảm phân bình thường tạo ra loại giai tử abd chiếm tỉ lệ?
- A. 15%.
- B. 25%.
- C. 50%.
- D. 75%.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 161873
Xét một gen gồm 2 alen trội - lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 6
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 161874
Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?
- A. 6
- B. 4
- C. 10
- D. 9
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 161875
Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là:
- A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
- B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
- C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa.
- D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 161876
Khi lai khác dòng thì con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì:
- A. nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.
- B. đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.
- C. nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ.
- D. giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 161877
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là:
- A. ADN.
- B. ARN.
- C. Prôtêin.
- D. Lipit.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 161878
Tiến hoá nhỏ là quá trình
- A. biến đổi vốn gen của quần thể dẫn tới hình thành loài mới.
- B. diễn ra trên phạm vi rộng, trong thời gian dài.
-
C.
phân chia loài thành các nhóm phân loại nhỏ hơn.
- D. hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 161879
Hai loài chim cùng sống trong một môi trường, một loài ăn hạt và một loài ăn sâu. Người ta gọi sự phân bố của chúng là:
- A. thuộc một ổ sinh thái
- B. thuộc hai ổ sinh thái khác nhau
- C. thuộc hai quần xã khác nhau
- D. thuộc hai hệ sinh thái khác nhau
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 161880
Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:
- A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang.
- B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái.
- C. Nhái, rắn hổ mang, diều hâu.
- D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 161881
Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do:
- A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
- B. Nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
- C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của đất
- D. Làm cho cây nóng và héo lá.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 161882
Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.
- B. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín.
- C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình.
- D. Tốc độ máu chảy nhanh.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 161883
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
- B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
- C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
- D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 161884
Dạng đột biến nào sau đây ít gây hậu quả nghiêm trọng mà lại tạo điều kiện cho đột biến gen tạo thêm các gen mới cho quá trình tiến hóa?
- A. Đột biến gen trội thành gen lặn.
- B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- C. Đột biến gen lặn thành gen trội
- D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 161885
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1?
- A. Aa × Aa.
- B. XaXa × XAY.
- C. XAXa × XaY.
- D. XAXA × XAY.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 161886
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?
- A. Giao phối không ngẫu nhiên làm giảm tần số alen lặn có hại trong quần thể.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể.
- C. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
- D. Các hiện tượng tự phối, giao phối gần và giao phối có chọn lọc được xếp vào giao phối không ngẫu nhiên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 161887
Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (CLTN), phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
- B. CLTN tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
- C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.
- D. CLTN quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 161888
Bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các nhân tố sinh thái?
(1) Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái’ mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.
(2) Nhân tố vật lí, hóa học và sinh học của môi trường sống là nhân tố vô sinh.
(3) Nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
(4) Con người là nhân tố hữu sinh có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 161889
Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở HST bản địa?
- A. Trong môi trường mới, loài ngoại lai xuất hiện các biến dị giúp chúng thích nghi hơn ban đầu.
- B. Loài ngoại lai luôn có sức đề kháng và khả năng chống chịu vượt trội so với những loài SV bản địa.
- C. Trong môi trường mới, loài ngoại lai có thể không bị khống chế như trong môi trường ban đầu của chúng.
- D. Loài ngoại lai luôn sinh trưởng và phát triển vượt trội so với những loài sinh vật bản địa.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 161890
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở đột biến gen mà không có ở đột biến cấu trúc NST?
(1) Không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
(2) Có thể biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.
(3) Cần trải qua ít nhất là hai lần nhân đôi.
(4) Tỉ lệ giao tử mang các đột biến khác nhau trong quần thể lưỡng bội chỉ khoảng 10-6 đến 10-4.
(5) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp và chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.
Phương án đúng là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 161891
Cơ thể lưỡng bội (2n) có kiểu gen AaBbDd. Có một thể đột biến số lượng NST mang kiểu gen AAaBbDb. Thể đột biến này thuộc dạng
- A. thể tam bội.
- B. thể ba.
- C. thể bốn.
- D. thể ba kép.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 161892
Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng; nếu trong kiểu gen có chứa alen A thì màu sắc hoa không được biểu hiện (hoa trắng), alen lặn a không có khả năng này. Alen D quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định thân thấp. Cặp alen B, b nằm trên NST số 1, cặp alen A, a và D, d cùng nằm trên NST số 2. Cho một cây hoa trắng, thân cao giao phấn với một cây có kiểu gen khác nhưng có cùng kiểu hình, đời con thu được 6 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa vàng, thân thấp chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng nếu có hoán vị gen ở cả hai giới thì tần số hoán vị của hai giới bằng nhau. Tần số hoán vị gen có thể là:
(1) 20%. (2) 40%. (3) 16%. (4) 32%. (5) 8%.
Phương án đúng là;
- A. (1), (3), (4).
- B. (1), (2), (3), (4)
- C. (1), (2), (5).
- D. (1), (3), (5).
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 161893
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 6,25%.
- A. 6/2401
- B. 32/81
- C. 24/2401
- D. 8/81
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 161894
Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng?
- A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc.
- B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau.
- C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh.
- D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 161895
Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Nhóm tuổi
Vùng
Trước sinh sản
Đang sinh sản
Sau sinh sản
A
78%
20%
2%
B
50%
40%
10%
C
10%
20%
70%
Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
- A. Vùng A: Khai thác hợp lý; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
- B. Vùng A: Khai thác quá mức; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Chưa khai thác hết tiềm năng.
- C. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác quá mức; vùng C: Khai thác hợp lý.
- D. Vùng A: Chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B: Khai thác hợp lý; vùng C: Khai thác quá mức.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 161896
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105 kcal, loài B có 3,5.106 kcal, loài C có 2,1.105 kcal, loài D có 107 kcal và loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra?
- A. D → B → A → C → E.
- B. D → B → C → A → E.
- C. D → B → A → E.
- D. D → B → C → A.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 161897
Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?
- A. 1/12.
- B. 1/7.
- C. 1/39.
- D. 3/20.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 161898
Ở một loài lưỡng bội, xét hai gen I và II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, trong đó gen I có 3 alen, gen II có 4 alen. Gen III và gen IV đều nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY, mỗi gen có 2 alen. Trong điều kiện không có đột biến, trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen?
- A. 108
- B. 216
- C. 72
- D. 144
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 161899
Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở hai tế bào này như sau:
Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’ chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân.
Cho một số phát biểu sau đây:
(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.
(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.
(3) Tế bào Y tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ 1/2.
(4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a
(5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và aab.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 161900
Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Biết rằng chỉ xảy ra hoán vị gen ở giới cái. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình?
(1) ♀\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \) ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}\) (2) ♀\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \) ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}\) (3) ♀\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \) ♂\(\frac{{Ab}}{{aB}}\)
(4) ♀\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \) ♂\(\frac{{Ab}}{{Ab}}\) (5) ♀\(\frac{{Ab}}{{ab}} \times \) ♂\(\frac{{aB}}{{ab}}\) (6) ♀\(\frac{{AB}}{{ab}} \times \) ♂\(\frac{{AB}}{{ab}}\)
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 161901
Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng, thu được F1 có 100% con lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau F2 thu được 9 lông đen : 7 lông trắng. Trong đó lông trắng mang toàn gen lặn chỉ có ở con đực. Cho các con lông đen ở F2 giao phối với nhau thì tỉ lệ lông đen thu được ở F3 là bao nhiêu ? Biết giảm phân thụ tinh xảy ra bình thường và không có đột biến xảy ra.
- A. 7/9.
- B. 9/16.
- C. 3/16.
- D. 1/32.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 161902
Cho hai giống đậu Hà Lan thuần chủng và khác nhau về các cặp tính trạng tương phản lai với nhau, thu được F1 100% hoa mọc ở trục, màu đỏ (đối lập với kiểu hình này là hoa mọc ở đỉnh, màu trắng). Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, giả sử ở F2 thu được 1000 cây thì theo lý thuyết, số cây khi tự thụ phấn có thể cho các hạt nảy mầm thành các cây có hoa mọc ở đỉnh và màu đỏ là bao nhiêu nếu có sự phân li độc lập của hai tính trạng đã cho?
- A. 500
- B. 125
- C. 188
- D. 563
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 161903
Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thể hệ tiếp theo của quần thể?
- A. Ở giai đoạn đầu tăng, sau đó giảm dần.
- B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
- C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
- D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 161904
Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen năm tren NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.
Xác suất sinh một con gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là:
- A. 7/81
- B. 7/9
- C. 1/72
- D. 4/9