Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 216350
Hướng vòng cung là hướng chính của?
- A. vùng núi Bắc Trường Sơn
- B. các hệ thống sông lớn
- C. dãy Hoàng Liên sơn
- D. vùng núi Đông Bắc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 216358
Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở?
- A. Bắc Bộ
- B. Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Nam Trung Bộ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 216367
Sự phân hóa địa hình: vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo?
- A. Đông – Tây
- B. Sinh vật
- C. Đất đai
- D. Bắc – Nam
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 216376
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp nước Lào?
- A. Quảng Bình
- B. Kon Tum
- C. Lai Châu.
- D. An Giang
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 216385
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà thuộc lưu vực hệ thống sông?
- A. Sông Mã
- B. Sông Thu Bồn
- C. Sông Đồng Nai
- D. Sông Hồng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 216393
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ tháng 12 thấp nhất?
- A. Đồng Hới
- B. Điện Biên Phủ
- C. Lạng Sơn
- D. Thanh Hóa
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 216403
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hồ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hồ?
- A. Ba Bể
- B. Kẻ Gỗ
- C. Thác Bà
- D. Núi Cốc
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 216406
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cả nước có mấy đô thị đặc biệt?
- A. 2
- B. 4
- C. 6
- D. 8
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 216409
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh?
- A. Quảng Ngãi
- B. Quảng Bình
- C. Quảng Trị
- D. Quảng Nam
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 216413
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất ?
- A. Gia Lai
- B. Bình Phước
- C. Kon Tum
- D. Đắk Lắk.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 216419
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với nước nào dài nhất?
- A. Trung Quốc
- B. Lào
- C. Campuchia
- D. Thái Lan
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 216426
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là?
- A. sông Hồng
- B. sông Cả.
- C. sông Mã
- D. sông Đà
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 216431
Sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn định cao của thời tiết là những trở ngại lớn trong việc sử dụng thiên nhiên của miền?
- A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- B. Bắc Trung Bộ
- C. Tây Bắc
- D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 216436
Nguyên nhân cơ bản làm Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn đồng bằng sông Cửu Long là?
- A. đất đai màu mỡ, phì nhiêu hơn
- B. khí hậu thuận lợi hơn.
- C. giao thông thuận tiện hơn
- D. lịch sử định cư sớm hơn.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 216442
Phát biểu nào sau đây không đúng về việc làm ở nước ta hiện nay?
- A. Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.
- B. Tình trạng thiếu viêc làm và thất nghiệp còn gay gắt.
- C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
- D. Là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 216446
Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là?
- A. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
- B. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
- C. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- D. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 216450
Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên là do?
- A. mở rộng và đa dạng hóa thị trường.
- B. tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu
- C. xuất khẩu mạnh sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc
- D. thủ tục xuất khẩu hàng hóa ngày càng được gọn nhẹ, thông thoáng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 216457
Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là?
- A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới
- B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
- C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
- D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 216466
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất là?
- A. Yên Bái
- B. Thanh Hóa
- C. Kon Tum.
- D. Hà Giang.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 216471
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết đâu là trung tâm có cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng nhất?
- A. Huế
- B. Thanh Hóa
- C. Vinh
- D. Nha Trang
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 216478
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
- A. Là quốc gia gia nhập ASEAN sớm nhất và có nhiều đóng góp trong việc mở rộng ASEAN.
- B. Buôn bán giữa Việt Nam và ASEAN chiếm tới 70% giao dịch thương mại quốc tế củ nước ta
- C. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, … của khu vực.
- D. Hằng năm, khách du lịch từ các nước ASEAN đến Việt Nam chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 216485
Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?
- A. Thất nghiệp và thếu việc làm.
- B. Thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.
- C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.
- D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 216491
Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đến thấp như sau?
- A. Miền trung, phía Bắc, phía Nam.
- B. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung.
- C. Phía Nam, miền Trung, Phía Bắc.
- D. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 216499
Biểu hiện nào không thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dải đồi núi phía Tây với vùng biển phía Đông ?
- A. Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, đồi núi lan ra sát biển, chia cắt thành những đồng bằng nhỏ
- B. Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồi núi lùi xa vào đất liền, đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng.
- C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ, các cồn cát, đầm phá ở đồng bằng ven biển miền Trung là hệ quả tác động kết hợp giữa biển và vùng đồi núi phía Tây.
- D. Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 216506
Cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm đạt mục tiêu chủ yếu nào?
- A. Tạo điều kiện để hội nhập vào thị trường thế giới
- B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
- C. Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- D. Tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 216517
Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do?
- A. môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
- B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
- C. việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng chất lượng còn nhiều hạn chế.
- D. tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 216522
Điều kiện thuận lợi cho Duyên hải Nam Trung Bộ sản xuất muối là?
- A. nước biển có độ mặn cao, nhiều nắng.
- B. có bờ biển dài nhất cả nước.
- C. biển nông, không có sông đổ ra biển.
- D. bờ biển có nhiều vịnh, đầm phá.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 216529
Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là?
- A. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải.
- B. phát triển mô hình kinh tế vườn, kinh tế hộ gia đình
- C. thu hút lao động từ các vùng khác, đẩy mạnh đào tạo nghề
- D. phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 216538
Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là có?
- A. lịch sử khai thác lâu đời
- B. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ
- C. nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.
- D. tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển kinh tế cao nhất
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 216547
Cho bảng số liệu sau:
Chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của Việt Nam
(Đơn vị %)
Năm
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Tổng
1991
40,5
23,8
35,7
100
1995
27,2
28,8
44,0
100
2000
24,5
36,7
38,8
100
2004
21,8
40,2
38,0
100
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo ba khu vực kinh tế của Việt Nam từ năm 1991 đến 2004 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?- A. Biểu đồ tròn
- B. Biểu đồ đường
- C. Biểu đồ miền
- D. Biểu đồ ô vuông
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 216556
Biểu hiện nào sau đây đúng với ảnh hưởng rất lớn của mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long đến tự nhiên?
- A. Làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn.
- B. Gây thiếu nước ngọt để phục vụ canh tác
- C. Làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện tích rộng
- D. Gây thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 216564
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa cả năm ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long qua các năm 2005 - 2014
Vùng
Diện tích
(nghìn ha)
Sản lượng lúa
(nghìn tấn)
2005
2014
2005
2014
Đồng bằng sông Hồng
1 186,1
1 122,7
6 398,4
7 175,2
Đồng bằng sông Cửu Long
3 826,3
4 249,5
19 298,5
25 475, 0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sồng Cửu Long năm 2005 và năm 2014?
- A. Đồng bằng sông Hồng có diện tích giảm, sản lượng tăng.
- B. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tăng, sản lượng tăng
- D. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 216567
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là?
- A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- B. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.
- C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.
- D. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 216575
Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do?
- A. nguồn nhân lực có trình độ cao bị hút về các vùng khác.
- B. không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
- C. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy.
- D. các nguồn lực phát triển sản xuất còn chưa hội tụ đầy đủ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 216580
Nguyên nhân đúng nhất về tại sao phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là vì?
- A. Môi trường đã bị ô nhiễm nặng nề.
- B. Tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
- C. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
- D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 216583
Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền Bắc Bộ?
- A. vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ
- B. mạng lưới cơ sở chế biến các sản phẩm chăn nuôi còn hạn chế.
- C. các đồng cỏ bị suy thoái, năng xuất thấp.
- D. dịch vụ về giống và thú y chưa phát triển
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 216590
Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32.441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36.978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác?
- A. cán cân xuất nhập khẩu là 4.537 triệu USD
- B. nước ta nhập siêu 4.537 triệu USD
- C. tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%.
- D. cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 216595
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động trực tiếp đến việc?
- A. tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu.
- B. dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
- C. nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
- D. tạo thêm việc làm cho người lao động
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 216600
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xa van chủ yếu vì?
- A. Các sông của châu Phi hầu như quanh năm thiếu nước.
- B. Địa hình tương đối cao.
- C. Rừng đang bị khai thác quá mức
- D. Đại bộ phận đất đai nằm giữa hai chí tuyến, ít biển lấn sâu vào đất liền.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 216607
Ý nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
- A. Giáp với nhiều biển và đại dương
- B. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á , Âu, Phi.
- C. Có đường chí tuyến chạy qua
- D. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới