Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 20528
Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành:
- A. Tơ máu
- B. Huyết thanh
- C. Bạch huyết
- D. Khối máu đông
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 20535
Bố có nhóm máu A, có 2 người con, 1 người có nhóm máu A, một người có nhóm máu O. Người con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố:
- A. Người con có nhóm máu A
- B. Người con có nhóm máu O
- C. Cả hai người con
- D. Không có người con nào
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 20538
Trong tuyến nước bọt có loại enzim nào?
- A. Pepsin
- B. Tripsin
- C. Amilaza
- D. Lipaza
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 20540
Nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài là:
- A. Khoang mũi
- B. Thanh quản
- C. Khí quản và phế quản
- D. Phổi
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 20542
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: "Dẫn truyền thần kinh là khả năng..." :
- A. Tiếp nhận các kích thích
- B. Phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- C. Lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc nơi tiếp nhận về thân noron và truyền đi dọc theo sợi trục
- D. Tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 20545
Thế nào là sai khớp?
- A. Là hiện tượng dây chằng bị dãn và đầu xương không trật khỏi khớp
- B. Là hiện tượng đầu xương và dây chằng bị thay đổi
- C. Là hiện tượng dây chằng bị dứt và đầu xương không trật khỏi khớp
- D. Là hiện tượng xương trật ra khỏi khớp xương
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 20546
Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở:
- A. Khoang miệng
- B. Ruột già
- C. Ruột non
- D. Dạ dày
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 20548
Mạch đổ máu trực tiếp vào tâm nhĩ phải của tim là:
- A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
- B. Động mạch phổi
- C. Động mạch chủ
- D. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 20567
Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
- A. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi
- B. Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu
- C. Ăn chậm, nhai kĩ
- D. Ăn đúng giờ, đúng bữa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 20575
Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:
-
A.
Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
-
B.
Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng
-
C.
Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ
-
D.
Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ
-
A.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 20580
Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:
- A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng
- B. Xương có tủy xương và muối khoáng
- C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương
- D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 20581
Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:
- A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều
- B. Do dinh dưỡng thiếu hụt
-
C.
Do lượng cacbonic quá cao
- D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 20583
Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:
- A. Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch
- B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim
-
C.
Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim
- D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 20585
Vai trò của khoang xương trẻ em là:
- A. Giúp xương dài ra
- B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang
-
C.
Chứa tủy đỏ
- D. Nuôi dưỡng xương
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 20586
Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là:
- A. Tâm nhĩ phải
- B. Tâm thất phải
- C. Tâm nhĩ trái
- D. Tâm thất trái
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 20589
Môi trường trong của cơ thể gồm:
- A. Máu, nước mô và bạch cầu
- B. Máu, nước mô và bạch huyết
-
C.
Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể
- D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 20590
Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì:
- A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ
- B. Cơm cháy đã biến thành đường
-
C.
Nhờ sự hoạt động của amilaza
- D. Thức ăn được nghiền nhỏ
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 20592
Trong cơ thể có các loại mô chính:
- A. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô thần kinh
- B. Mô cơ, mô mỡ, mô liên kết và mô xương
- C. Mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết và mô thần kinh
- D. Mô cơ, mô xương mô liên kết và mô thần kinh
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 20595
Thành phần của máu gồm:
- A. Nước mô và các tế bào máu
- B. Nước mô và bạch huyết
- C. Huyết tương và bạch huyết
- D. Huyết tương và các tế bào máu
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 20598
Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyển O2 và CO2 là:
- A. Bạch cầu
- B. Hồng cầu
- C. Tiểu cầu
- D. B và C
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 20607
Bộ phận chủ yếu làm ấm không khí vào phổi là:
- A. Lông mũi
- B. Lớp niêm mạc của đường dẫn khí
- C. Hệ thống mao mạch
- D. Tuyến amiđan và tuyến V.A
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 20615
Chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và O2 được thực hiện ở:
- A. Động mạch
- B. Tĩnh mạch
- C. Mao mạch
- D. Phổi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 20622
Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt cơ học:
- A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin
- B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza
- C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza
- D. Cắn xé, vo viên và tẩm dịch vị
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 20637
Cơ thể người có bao nhiêu đôi xương sườn:
- A. 10 đôi
- B. 11 đôi
- C. 12 đôi
- D. 13 đôi
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 20642
Đâu không phải là phản xạ:
- A. Sờ vào vật nóng rụt tay lại
- B. Có người gọi tên mình quay lại xem
- C. Khi chạm vào cây trinh nữ lá cụp lại
- D. Nhìn thấy quả chanh tiết nước bọt
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 20645
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ nhưng máu vẫn vận chuyển qua được tĩnh mạch là nhờ:
- A. Sự co bóp của cơ thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra
- B. Sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi thở ra, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra
- C. Sự co bóp của bắp cơ quanh thành mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi giãn ra
- D. Sự co bóp của các cơ tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm thất khi giãn ra
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 20647
Gan có vai trò:
- A. Điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tích lũy các chất dư thừa
- B. Khử bỏ chất độc, tích lũy chất dư thừa, tiết mật
- C. Loại bỏ chất độc, tiết dịch mật, tích lũy chất dư thừa
- D. Điều hòa nồng độ các chất trong máu được ổn định, khử bỏ chất độc, tiết ra dịch mật
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 20651
Ở xương dài sụn đầu xương có chức năng:
- A. Xương lớn lên về bề ngang
- B. Xương dài ra
- C. Giảm ma sát trong khớp xương
- D. Sinh hồng cầu
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 20652
Khớp xương ở người gồm:
- A. Khớp động
- B. Khớp bán động
- C. Khớp bất động
- D. Cả A,B và C
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 20662
Xương to ra về bề ngang là nhờ:
- A. Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương
- B. Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào xương
- C. Các mô xương xốp phân chia tạo ra các tế bào xương
- D. Cả A,B,C