Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 438611
Phương trình dao động của điện tích trong mạch dao động LC là \(q = {Q_0}\cos (\omega t + \varphi )\). Biểu thức của dòng điện trong mạch là:
- A. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi )\)
- B. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi + \frac{\pi }{2})\)
- C. \(i = \omega {Q_0}\cos (\omega t + \varphi - \frac{\pi }{2})\)
- D. \(i = \omega {Q_0}\sin (\omega t + \varphi )\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 438613
Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc: đỏ, lam và tím. Gọi rđ, rℓ, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu lam và tia màu tím. Hệ thức đúng là:
- A. \({r_\ell } = {r_t} = {r_d}\)
- B. \({r_t} < {r_\ell } < {r_d}\)
- C. \({r_d} < {r_\ell } < {r_t}\)
- D. \({r_t} < {r_d} < {r_\ell }\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 438614
Trong thí nghiệm Y-âng, vân tối thứ hai xuất hiện ở trên màn tại các vị trí cách vân sáng trung tâm là bao nhiêu?
- A. \(\frac{{3i}}{2}\)
- B. \(\frac{{i}}{2}\)
- C. i
- D. 2i
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 438615
Một vật có khối lượng nghỉ 5kg chuyển động với tốc độ v = 0,6c ( với c=3.108m/s là tốc độ ánh sáng trong chân không). Theo thuyết tương đối, động năng của vật bằng bao nhiêu?
- A. 1,125.1017J
- B. 12,7.1017J
- C. 9.1016J
- D. 2,25.1017J
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 438616
Mạch chọn sóng gồm cuộn cảm có L biến thiên từ Lmin đến Lmax và tụ điện có điện dung C. Bước sóng nhỏ nhất mà mạch bắt được là bao nhiêu?
- A. \({\lambda _{\min }} = c\frac{{\sqrt {{L_{{\rm{min}}}}C} }}{{2\pi }}\)
- B. \({\lambda _{\min }} = 2\pi c\sqrt {\frac{{{L_{{\rm{min}}}}}}{C}} \)
- C. \({\lambda _{\min }} = \frac{{2\pi c}}{{\sqrt {{L_{{\rm{max}}}}C} }}\)
- D. \({\lambda _{\min }} = 2\pi c\sqrt {{L_{{\rm{min}}}}C} \)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 438617
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa gồm ánh sáng nào?
- A. Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu
- B. Một dải màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
- C. Các vạch sáng và tối xen kẽ cách đều nhau
- D. Chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu cách đều nhau
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 438618
Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 38μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng bao nhiêu?
- A. 5,23. 10-20 J
- B. 2,49.10-31 J
- C. 5,23.10-19 J
- D. 2,49.10-19 J
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 438619
Chiếu một ánh sáng có bước sóng \(λ\) và năng lượng phôtôn là \(ɛ\) vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng phát quang có bước sóng \(λ’\) và năng lượng phôtôn là \(ɛ’\). Biết: \(\dfrac{{\varepsilon '}}{\varepsilon } = 0,8\). Tỉ số \(\dfrac{{\lambda '}}{\lambda }\) bằng bao nhiêu?
- A. 1,25
- B. 0,8
- C. 1
- D. 1,5
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 438620
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì tần số dao động của mạch ra sao?
- A. Tăng lên 4 lần
- B. Tăng lên 2 lần
- C. Giảm đi 4 lần
- D. Giảm đi 2 lần
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 438621
Thông tin nào là sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?
- A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm
- B. Tổng số các hạt proton của hạt tương tác bằng tổng các hạt proton của các hạt sản phẩm
- C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm
- D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 438622
Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất là gì?
- A. Sóng ngắn
- B. Sóng dài
- C. Sóng trung
- D. Sóng cực ngắn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 438623
Phát biểu nào là đúng khi nói về quang phổ?
- A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy
- B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó
- C. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục
- D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 438624
Một đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Công suất bức xạ của đèn là 10W. Số photôn mà đèn phát ra trong 1s bằng:
- A. 3.1019
- B. 4.1019
- C. 0,4.1019
- D. 0,3.1019
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 438625
Giới hạn quang điện tuỳ thuộc vào yếu tố gì?
- A. Điện trường giữa anôt và catôt
- B. Điện áp giữa anôt cà catôt của tế bào quang điện
- C. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào catôt
- D. Bản chất của kim loại
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 438626
Trong thí nghiệm với tế bào quang điện, cường độ dòng quang điện bão hoà đo được là 16µA. Số electrôn đến anốt trong 1 giờ là bao nhiêu?
- A. 3,6.1017
- B. 1014
- C. 3,6 .1013
- D. 1013
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 438627
Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng ra sao?
- A. Chỉ xảy ra với chất rắn
- B. Chỉ xảy ra với chất rắn và lỏng
- C. Là hiện tượng đặc trưng của thuỷ tinh
- D. Xảy ra với mọi chất rắn, lỏng, hoặc khí
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 438628
Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào đúng?
- A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ
- B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ
- C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên
- D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 438629
Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là gì?
- A. Hồng ngoại
- B. Gamma
- C. Rơn-ghen
- D. Tử ngoại
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 438630
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có L = \(\frac{1}{{10\pi }}\) H, tụ điện có C = \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{2\pi }}\) (F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là uL = 20\(\sqrt 2 \)cos(100πt + \(\frac{\pi }{2}\)) V. Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
- A. u = 40cos(100πt + \(\frac{\pi }{4}\)) V
- B. u= 40cos(100πt - \(\frac{\pi }{4}\)) V
- C. u= 40\(\sqrt 2 \)cos(100πt + \(\frac{\pi }{4}\)) V
- D. u = 40\(\sqrt 2 \)cos(100πt - \(\frac{\pi }{4}\)) V
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 438631
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có cường độ 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm là?
- A. 3.10-7 T
- B. 5.10-7 T
- C. 2.10-7 T
- D. 4.10-6 T
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 438632
Mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
- A. Tăng 4 lần
- B. Giảm 2 lần
- C. Không đổi
- D. Tăng 2 lần
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 438633
Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm \(L = 0,25\;\mu H\). Tần số dao động riêng của mạch là f = 10 MHz. Cho \({\pi ^2} = 10\). Điện dung của tụ là
- A. 0,5 nF
- B. 1 nF
- C. 4 nF
- D. 2 nF
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 438634
Tia Rơn-ghen (tia X) có đặc điểm ra sao?
- A. Cùng bản chất với tia tử ngoại
- B. Tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại
- C. Điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường
- D. Cùng bản chất với sóng âm
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 438635
Đại lượng nào là đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân?
- A. Năng lượng liên kết riêng
- B. Năng lượng liên kết
- C. Số hạt prôlôn
- D. Số hạt nuclôn
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 438636
Có hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s\), tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s\). Năng lượng của photon có giá trị \(2,{8.10^{ - 19}}J\). Bước sóng của ánh sáng có giá trị:
- A. \(0,45\mu m\)
- B. \(0,58\mu m\)
- C. \(0,66\mu m\)
- D. \(0,71\mu m\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 440007
Vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiêm giao thoa của Young được xác định bằng công thức nào?
- A. \(x = k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
- B. \(x = 2k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
- C. \(x = k\frac{{\lambda .D}}{{2a}}\)
- D. \(x = (2k + 1)\frac{{\lambda .D}}{a}\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 440008
Trong mạch thu sóng vô tuyến người ta điều chỉnh điện dung của tụ \(C = \frac{1}{{4000\pi }}F\) và độ tự cảm của cuộn dây \(L = \frac{{1,6}}{\pi }H\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số sóng của mạch thu được có giá trị:
- A. 100 Hz
- B. 50Hz
- C. 200Hz
- D. 25Hz
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 440009
Trường hợp nào sẽ cho quang phổ vạch phát xạ?
- A. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí
- B. Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí
- C. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất thấp
- D. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 440010
Đâu là phát biểu đúng khi nói về điện từ trường?
- A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.
- B. Vận tốc lan truyền cuả điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.
- C. Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau trong không gian.
- D. Sóng điện từ do mạch dao động LC phát ra mang năng lượng càng lớn nếu điện tích trên tụ C dao động với chu kì càng lớn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 440011
Bức xạ điện từ có bước sóng 160nm thuộc vùng nào sau đây trong thang sóng điện từ?
- A. Sóng vô tuyến
- B. Vùng tử ngoại
- C. Vùng hồng ngoại
- D. Vùng khả kiến
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 440012
Phản ứng hạt nhân nào không phải là phản ứng nhiệt hạch?
- A. \({}_{11}^{23}Na+{}_{1}^{1}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{10}^{20}Ne\)
- B. \({}_{1}^{2}D+{}_{1}^{2}D\to {}_{1}^{3}T+{}_{1}^{1}H\)
- C. \({}_{1}^{1}H+{}_{1}^{3}D\to {}_{2}^{4}He\)
- D. \({}_{1}^{3}H+{}_{1}^{2}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{0}^{1}n\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 440013
Nguồn nào không phát ra quang phổ liên tục khi bị nung nóng?
- A. Chất lỏng
- B. Chất khí ở áp suất lớn
- C. Chất rắn
- D. Chất khí ở áp suất thấp
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 440014
Chiếu một tia sáng hẹp chứa hai thành phần đơn sắc đỏ và tím từ một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí với góc tới 300. Cho biết chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đơn sắc đỏ và tím lần lượt là 1,42 và 1,5. Coi chiết suất của không khí bằng 1 đối với mọi ánh sáng đơn sắc. Góc lệch giữa tia sáng màu đỏ và tia sáng màu tím bằng
- A. 45,230
- B. 3,360
- C. 1,150
- D. 48,590
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 440015
Nuclon là tên gọi chung của các hạt nào?
- A. Proton và notron
- B. Proton và pozitron
- C. Electron và pozitron
- D. Notron và electron
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 440016
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào?
- A. Mạch khuếch đại
- B. Micro
- C. Mạch biến điệu
- D. Loa
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 440017
Biết công thoát electron của các kim loại: can xi, kali, natri và xesi lần lượt là 3,11eV ; 2,26eV ; 2,48eV ; 2,14eV. Chiếu ánh sáng có bước sóng 0,53µm lên bề mặt các kim loại trên. Hiện tượng quang điện không xảy ra với kim loại nào?
- A. Canxi và natri
- B. Xesi và natri
- C. Xesi và kali
- D. Canxi và kali
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 440018
Khi thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe F1 và F2 đến vị trí vân sáng bậc 2 trên màn quan sát bằng bao nhiêu?
- A. λ
- B. 1,5λ
- C. 2λ
- D. 2,5λ
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 440019
Đâu là phát biểu sai về tia X?
- A. Có khả năng đâm xuyên yếu
- B. Tác dụng mạnh lên kính ảnh
- C. Có khả năng ion hóa không khí
- D. Có tác dụng hủy diệt tế bào sống
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 440020
Đâu là phát biểu đúng về hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc?
- A. Các vân sáng có kích thước lớn hơn kích thước các vân tối
- B. Các vân sáng có kích thước nhỏ hơn kích thước các vân tối
- C. Các vân sáng là cực tiểu giao thoa, các vân tối là cực đại giao thoa
- D. Tạo ra các vân sáng và vân tối xen kẽ nhau trên màn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 440021
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo của electron trong nguyên tử Hiđrô ở trạng thái dừng n = 4 bằng bao nhiêu?
- A. 4r0
- B. 16r0
- C. r02
- D. 4r02