Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 418418
Cho biết: Tâm động là một phần của nhiễm sắc thể nơi nào?
- A. Nơi nhân đôi
- B. Nơi cromatit đính lại
- C. Nuclêôtit được hình thành
- D. Diễn ra trao đổi chéo
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 418420
Hãy cho biết: Điều nào sau đây là đúng về Crômatit?
- A. Đó là bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- B. Đó là một nhiễm sắc thể hoàn chỉnh
- C. Nó là một nhiễm sắc thể nhân đôi
- D. Nó là một nửa của nhiễm sắc thể được sao chép
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 418423
Hãy cho biết: Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma) nhiễm sắc (NST) tồn tại như thế nào?
- A. Thành từng chiếc
- B. Thành từng cặp không tương đồng
- C. Thành từng cặp tương đồng
- D. Thành từng nhóm tương đồng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 418433
Xác định: Ví dụ về các điều kiện liên quan đến sự di truyền trội trên NST thường là gì?
- A. Hội chứng Marfan
- B. Hội chứng Ehlers-Danlos
- C. U sợi thần kinh
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 418438
Cho biết: Ước tính hiện tại về tỷ lệ sinh của những cá thể được gọi là lưỡng tính (không rõ ràng về giới tính) là bao nhiêu?
- A. Một trong 2000
- B. Một trong 1500
- C. Một trong 3000
- D. Một trong 5000
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 418441
Cho biết: Những thay đổi trong cấu trúc gen của một sinh vật có thể do nguyên nhân nào?
- A. Sự kết hợp mới của các nhiễm sắc thể
- B. Đột biến nhiễm sắc thể
- C. Đột biến gen
- D. Tất cả những điều trên
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 418450
Xác định: Nhận xét nào đúng khi nói về gen trên NST thường?
- A. Trong mỗi tế bào, mỗi gen chỉ có 1 alen, tồn tại trên 1 trong 2 NST trong cặp tương đồng.
- B. Trong mỗi tế bào, mỗi gen trên cặp NST tương đồng tồn tại 2 alen luôn luôn giống nhau.
- C. Trong mỗi tế bào, một gen có 2 alen, tồn tại trên cặp NST tương đồng.
- D. Trong mỗi tế bào, mỗi gen trên cặp NST tương đồng tồn tại 2 alen luôn khác nhau.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 418453
Hãy cho biết: Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là gì?
- A. Dị bội thể
- B. Đa bội thể
- C. Tam bội
- D. Tử bội
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 418456
Xác định: Hợp tử lưỡng bội của người bình thường chứa?
- A. 23 nhiễm sắc thể.
- B. 46 nhiễm sắc thể.
- C. 44 nhiễm sắc thể.
- D. Nhiễm sắc thể XXY.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 418459
Cho biết: Giải thích nào đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?
- A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
- B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
- C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
- D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 418464
Hãy cho biết: Bộ nhiễm sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là gì?
- A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- B. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
- C. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
- D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 418470
Xác định: Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
- A. Tinh trùng
- B. Hợp tử
- C. Noãn nguyên bào
- D. Tinh nguyên bào
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 418473
Cho biết: Bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 2n nghĩa là gì?
- A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
- B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
- C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
- D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 418476
Chọn ý đúng: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là?
- A. di truyền chéo.
- B. chỉ biểu hiện ở giới tính cái.
- C. di truyền thẳng.
- D. chỉ biểu hiện ở giới tính đực.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 418483
Xác định: Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là?
- A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái.
- B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n.
- C. Đều là cặp XX ở giới cái.
- D. Đều là cặp XY ở giới đực.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 418486
Xác định: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là?
- A. 0,2 đến 2 micromet
- B. 2 đến 20 micromet
- C. 0,5 đến 20 micromet
- D. 0,5 đến 50 micromet
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 418488
Cho biết: Thứ tự các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể là?
- A. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
- B. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit.
- C. sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → sợi cơ bản → crômatit.
- D. nuclêôxôm → crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 418491
Xác định: Quá trình giảm phân chỉ xảy ra ở các cơ thể nào?
- A. Đơn bào có hình thức sinh sản hữu tính
- B. Đa bào có hình thức sinh sản vô tính.
- C. Lưỡng bội có hình thức sinh sản vô tính
- D. Lưỡng bội có hình thức sinh sản hữu tính.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 418493
Cho biết: Gọi a là số tế bào tham gia quá trình giảm phân và 2n là số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài. Số thoi phân bào xuất hiện và bị phá huỷ?
- A. 0 và 3a
- B. 3a và 0
- C. 3a và 3a
- D. 3a và a
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 418497
Cho biết: Phát biểu nào không đúng khi nói về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào?
- A. Kì đầu giảm phân I và giảm phân II, nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép
- B. Kì giữa giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào.
- C. Kì cuối giảm phân II, mỗi nhiễm sắc thể đơn tương đương với một crômatit ở kì giữa.
- D. KÌ sau giảm phân II, hai crômatit trong mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 418500
Cho biết: Từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con vì?
- A. Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào
- B. Có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân
- C. Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần
- D. Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 418502
Hãy cho biết: Phát biểu nào đúng về kì trung gian I và II?
- A. Đều xảy ra nhân đôi NST
- B. Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit
- C. Chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST
- D. Chỉ có kì trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 418504
Cho biết: Ở giảm phân, chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST?
- A. Giống hoàn toàn mẹ
- B. Giảm đi một nửa so với mẹ
- C. Gấp đôi so với mẹ
- D. Gấp ba lần so với mẹ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 418507
Xác định: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là?
- A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
- B. Lưỡng bội ở trạng thái kép
- C. Đơn bội ở trạng thái đơn
- D. Đơn bội ở trạng thái kép
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 418509
Hãy cho biết: Kết quả của giảm phân I các NST nằm gọn trong nhân với số lượng?
- A. 2n đơn
- B. n kép
- C. n đơn
- D. 2n kép
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 418512
Xác định: Đặc trưng nào của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
- A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
- B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
- C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
- D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 418514
Xác định: Diễn biến của NST ở kì giữa trong giảm phân lần 1 là gì?
- A. Tập trung và xếp song song thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- B. Duỗi xoắn và co ngắn cực đại
- C. Tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- D. Phân ly độc lập với nhau về hai cực của tế bào
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 418517
Cho biết: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở đâu?
- A. Kì trung gian của lần phân bào I
- B. Kì giữa của lần phân bào I
- C. Kì trung gian của lần phân bào II
- D. Kì giữa của lần phân bào II
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 418523
Cho biết: ADN có cấu trúc không gian xoắn kép dạng vòng khép kín được thấy ở đâu?
- A. Vi khuẩn.
- B. Lạp thể.
- C. Ti thể.
- D. A, B và C đúng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 418526
Xác định: Điều nào không đúng với cấu trúc của gen?
- A. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình phiên mã.
- B. Vùng mã hoá ở giữa gen mang thông tin mã hoá axit amin
- C. Vùng khởi đầu nằm ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát quá trình dịch mã
- D. Vùng kết thúc nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 418531
Cho biết: Phát biểu nào đúng khi nói về đột biến gen?
- A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
- B. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.
- C. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật.
- D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 418532
Chọn ý đúng: Các đột biến giúp cải thiện khả năng sống sót và sinh sản của một cá thể là đột biến?
- A. có hại
- B. Trung lập
- C. có lợi
- D. nhiễm sắc thể
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 418534
Gen A có chiều dài 2805A0 và 2074 liên kết H. Gen bị đột biến điểm làm giảm 3 liên kết hiđrô thành gen A. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen Aa nhân đôi 3 lần là bao nhiêu?
- A. A= T = 5635; G = X = 5915.
- B. A= T = 2807; G= X = 2968.
- C. A = T = 2807; G=X = 2961.
- D. A= T = 5614; G=X = 5929
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 418537
Một gen ở sinh vật nhân thực, có số nucleotit loại A bằng 1/2 số nucleotit loại X và có tổng số liên kết hidro bằng 4000. Gen này bị đột biến điểm tạo gen mới có số liên kết hidro là 3998. Dạng đột biến gen đã xảy ra trên gen nói trên là
- A. đột biến thay thế hai cặp G – X bằng hai cặp A – T.
- B. đột biến thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
- C. đột biến mất một cặp nucletit G – X.
- D. đột biến mất một cặp nucletit A – T.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 418539
Chọn ý đúng: Không giống như đột biến gây chết người, đột biến trung tính?
- A. không làm thay đổi trình tự các base trong DNA.
- B. bị ảnh hưởng bởi chọn lọc tự nhiên.
- C. đôi khi sẽ được "ưa chuộng" bởi sự thay đổi của môi trường.
- D. đã được thay đổi kiểu hình trong hàng tỷ năm.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 418542
Xác định: Dạng đột biến nào gây ra sự thay đổi trong trình tự ADN?
- A. đột biến vật lý
- B. đột biến gen
- C. đột biến nhiễm sắc thể
- D. không ý nào đúng
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 418544
Cho biết: Giữa 2 tế bào thuộc 2 cơ thể cùng loài bị đột biến dị bội NST 2n-1-1 và 2n-2 có đặc điểm nào chắc chắn giống nhau?
- A. Số lượng NST trong tế bào.
- B. Dạng đột biến NST.
- C. Số cặp NST bị đột biến.
- D. Kiểu hình biểu hiện.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 418547
Xác định: Sự kết hợp giữa hai giao tử dạng n + 1 không thể tạo ra thể đột biến nào?
- A. Thể bốn nhiễm
- B. Thể ba nhiễm kép
- C. Thể một nhiễm kép
- D. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 418549
Chọn ý đúng: Hội chứng Claiphento (XXY) thuộc thể?
- A. Thể một nhiễm kép.
- B. Thể không nhiễm,
- C. Thể ba nhiễm.
- D. Thể bốn nhiễm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 418551
Xác định: Một cơ thể thực vật có tế bào bị đột biến dị bội NST dạng 2n-1, dạng đột biến này liên quan đến?
- A. số lượng NST thuộc 2 cặp NST.
- B. cấu trúc NST thuộc 2 cặp NST.
- C. cấu trúc NST thuộc 1 cặp NST.
- D. số lượng NST thuộc 1 cặp NST.