Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 16793
Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1 > 0. Hai điện tích q2, q3 ở hai đỉnh còn lại. Lực điện tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?
- A. ǀq2ǀ =ǀq3ǀ
- B. q2 > 0, q3 < 0
- C. q2 < 0, q3 > 0
- D. q2< 0, q3 < 0
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 16794
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
- A. âm.
- B. dương.
- C. bằng không.
- D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 16795
Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một
- A. thanh kim loại không mang điện
- B. thanh kim loại mang điện dương
- C. thanh kim loại mang điện âm
- D. thanh nhựa mang điện âm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 16796
Tụ điện là
- A. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp dẫn điện.
- B. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
- D. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 16797
Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
- A. R = 1 (Ω).
- B. R = 2 (Ω).
- C. R = 3 (Ω).
- D. R = 4 (Ω).
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 16798
Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 4 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế là
- A. 8 V.
- B. 10 V.
- C. 15 V.
- D. 22,5 V.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 16799
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
- A. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
- B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
- C. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
- D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 16800
Hai điện tích điểm đặt cách nhau 20 cm trong không khí, tác dụng lên nhau một lực nào đó. Hỏi phải đặt hai điện tích trên cách nhau bao nhiêu ở trong dầu để lực tương tác giữa chúng vẫn như cũ, biết rằng hằng số điện môi của dầu bằng ε = 5.
- A. 0,894 cm
- B. 8,94 cm
- C. 9,94 cm
- D. 9,84 cm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 16801
Có ba tụ điện C1 = C2 = C; C3 = 2C. Để có điện dung Cb = C thì các tụ được ghép theo cách
- A. C1 nt C2 nt C3.
- B. C1 // C2 // C3.
- C. (C1 nt C2) // C3.
- D. (C1 // C2) nt C3.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 16802
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
- D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 16804
Xác định thế năng của điện tích q1 = 2.10-8 C trong điện trường điện tích q2 = -16.10-8 C. Hai điện tích cách nhau 20 cm trong không khí. Lấy gốc thế năng ở vô cực.
- A. W = -2,88.10-4 J.
- B. W = -1,44.10-4 J.
- C. W = +2,88.10-4 J.
- D. W = +1,44.10-4J.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 16805
Cho ba tụ điện C1 = 20 pF, C2 = 10 pF, C3 = 30 pF ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện này là
- A. 5,45 pF.
- B. 60 pF.
- C. 5,45 nF.
- D. 60 nF.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 16807
Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức
- A. U = E.d.
- B. U = E/d.
- C. U = q.E.d.
- D. U = q.E/q.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 16809
Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi nó di chuyển từ M đến N trong điện trường
- A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN
- B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q
- C. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động
- D. tỉ lệ nghịch với chiều dài đường đi
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 16813
Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
- A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.
- B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
- C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
- D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 16815
Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là
- A. 3
- B. 1/3
- C. 9
- D. 1/9
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 16818
Một hệ hai điện tích điểm q1 = 10-6 C và q2 = -2.10-6 C đặt trong không khí, cách nhau 20cm. Lực tác dụng của hệ lên một điện tích điểm q0 = 5.10-8 C đặt tại điểm giữa của đoạn thẳng nối giữa hai điện tích trên sẽ là:
- A. F = 0,135N
- B. F = 3,15N
- C. F = 1,35N
- D. F = 0,0135N
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 16820
Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua
- A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
- B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
- C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
- D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 16824
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 500pF được tích điện đến hiệu điện thế U = 300 V. Ngăt tụ khỏi nguồn, nhúng vào chất điện môi lỏng ε = 2. Hiệu điện thế của tụ lúc đó là:
- A. 600 V.
- B. 150 V.
- C. 300 V.
- D. 100 V.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 16828
Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
- A. E = 12,00 (V).
- B. E = 12,25 (V).
- C. E = 14,50 (V).
- D. E = 11,75 (V).
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 16829
Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN = 1 cm, NP = 3 cm, UMN = 1 V, UMP = 2 V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP. Chọn phương án đúng.
- A. EP = 2EN
- B. EP = 3EN
- C. EP = EN
- D. EN > EM
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 16830
Hai tụ điện có điên dung C1 = 2µF, C2 = 3µF lần lượt được tích điện đến hiệu điện thế U1 = 200 V, U2 = 400 V. Sau đó nối hai cặp bản tích điện cùng dấu của hai tụ điện với nhau. Hiệu điện thế của bộ tụ có giá trị nào sau đây ?
- A. 120 V.
- B. 200 V.
- C. 320 V.
- D. 160 V.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 16831
Hai điện tích q1 = q và q2 = 4q đặt cách nhau một khoảng d trong không khí. Gọi M là vị trí tại đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một khoảng
- A. d/2
- B. d/3
- C. d/4
- D. 2d
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 16832
Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì
- A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
- B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.
- C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.
- D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 16833
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
- A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
- C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
- D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 16834
Có hai điện tích điểm q1 = 10-8 C và q2 = 4.10-8 C đặt cách nhau r = 12 cm. Tính điện thế của điện trường gây ra bởi hai điện tích trên tại điểm có cường độ điện trường bằng không.
- A. 6750 V
- B. 6500 V
- C. 7560 V
- D. 6570 V
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 16835
Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
- A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
- B. phương chiều của cường độ điện trường.
- C. khả năng sinh công của điện trường.
- D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 16836
Nếu tại một điểm có 2 điện trường thành phần gây bởi 2 điện tích điểm. Hai cường độ điện trường thành phần cùng phương khi điểm đang xét nằm trên
- A. đường nối hai điện tích.
- B. đường trung trực của đoạn nối hai điện tích.
- C. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 1.
- D. đường vuông góc với đoạn nối hai điện tích tại vị trí điện tích 2.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 16837
Hai điện tích q1 = 4.10-8C và q2 = - 4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 4cm trong không khí. Lực tác dụng lên điện tích q = 2.10-9C đặt tại điểm M cách A 4cm, cách B 8cm là
- A. 6,75.10-4 N
- B. 1,125. 10-3N
- C. 5,625. 10-4N
- D. 3,375.10-4N
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 16838
Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E, r1 và E, r2 mắc song song với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:
- A. \(I = \frac{{2E}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)
- B. \(I = \frac{E}{{R + \frac{{{r_1}.{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}}}\)
- C. \(I = \frac{{2E}}{{R + \frac{{{r_1}.{r_2}}}{{{r_1} + {r_2}}}}}\)
- D. \(I = \frac{E}{{R + \frac{{{r_1} + {r_2}}}{{{r_1}.{r_2}}}}}\)