Trong bài học này các em được tìm hiểu về khái niệm, các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong đột biến NST, biết được những nguyên nhân gây ra đột biến và vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể trong thực tiễn.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đột biến cấu trúc NST là gì?
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
Các dạng đột biến cấu trúc NST:
- Mất đoạn NST: là một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu, làm độ dài của NST giảm đi.
- Lặp đoạn là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.
- Đảo đoạn là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
- Chuyển đoạn là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
1.2. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
a. Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST
- Do tác nhân của môi trường ngòai cơ thể (thường là do tác động của con người) như:
- Tác nhân vật lý: Tia phóng xạ, tia cực tím, nhiệt độ…
- Tác nhân hóa học: Ảnh hưởng của các chất dộc hóa học như: Thuốc trừ sâu, diệt cỏ, điôxin…
- Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lí, sinh hóa trong tế bào (xuất hiện một cách tự nhiên).
b. Tính chất của đột biến cấu trúc NST
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.
- Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
2. Luyện tập Bài 22 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
- A. Phá vỡ cấu trúc NST
- B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
- C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
- D. Cả a và b đều đúng
-
- A. Do các tác nhân vật lý, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST
- B. Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật
- C. Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính
- D. Cả a và b
Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 66 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 66 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 66 SGK Sinh học 9
Bài tập 4 trang 50 SBT Sinh học 9
Bài tập 5 trang 52 SBT Sinh học 9
Bài tập 6 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 7 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 8 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 9 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 10 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 55 SBT Sinh học 9
Bài tập 12 trang 56 SBT Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 22 Chương 4 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247