Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sinh sản vô tính
- Sinh sản vô tính là: hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái.
- Có 2 hình thức sinh sản chính:
Phân đôi cơ thể: trùng roi xanh, trùng giày …
Mọc chồi: san hô, thủy tức …
1.2. Sinh sản hữu tính
- Hình thức sinh sản ưu thế hơn so với hình thức sinh sản vô tính.
- Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) \(\rightarrow\) phôi.
- Có 2 hình thức:
- Thụ tinh ngoài: trứng thụ tinh ngoài cơ thể mẹ (cá, ếch …)
- Thụ tinh trong: trứng thụ tinh bên trong cơ thể mẹ (thằn lằn, chim, thỏ …)
- Cá thể lưỡng tính: có yếu tố đực và yếu tố cái trên cùng 1 cá thể (giun đất …)
- Cá thể phân tính: yếu tố đực và yếu tố cái trên 2 cá thể khác nhau (giun đũa, thú …)
1.3. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính
Tùy theo mức độ tiến hóa, sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện ở các mặt sau đây: sự thụ tinh, đẻ trứng hay đẻ con, sự phát triển phôi có biến thái hay trực tiếp, không nhau thai hoặc có nhau thai. Ngoài ra, còn thể hiện ở tập tính chăm sóc trứng và con non.
- Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài |
Thụ tinh |
Sinh sản |
Phát triển phôi |
Tập tính bảo vệ trứng |
Tập tính nuôi con |
Trai sông |
Thụ tinh ngoài |
Đẻ trứng |
Biến thái |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Châu chấu |
Thụ tinh trong |
Đẻ trứng |
Biến thái |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Cá chép |
Thụ tinh ngoài |
Đẻ trứng |
Trực tiếp (không nhau thai) |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Ếch đồng |
Thụ tinh ngoài |
Đẻ trứng |
Biến thái |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Thằn lằn bóng đuôi dài |
Thụ tinh trong |
Đẻ trứng |
Trực tiếp (không nhau thai) |
Không |
Con non tự đi kiếm mồi |
Chim bồ câu |
Thụ tinh trong |
Đẻ trứng |
Trực tiếp (không nhau thai) |
Làm tổ, ấp trứng |
Bằng sữa diều, mớm mồi |
Thỏ |
Thụ tinh trong |
Đẻ con |
Trực tiếp (có nhau thai) |
Đào hang, lót ổ |
Bằng sữa mẹ |
Nhận xét: trong sự tiến hóa về sinh sản thì sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính thể hiện ở:
Thụ tinh trong, đẻ con, thai sinh, hình thức chăm sóc trứng, nuôi con góp phần nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót và sức sống của cơ thể con non cao trước sự thay đổi của môi trường.
2. Luyện tập Bài 55 Sinh học 7
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 55 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
- C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
- D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
-
A.
-
-
A.
Thằn lằn bóng đuôi dài.
- B. Thỏ hoang.
- C. Chim bồ câu.
- D. Ếch đồng.
-
A.
-
- A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
- B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.
- C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 55 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 181 SGK Sinh học 7
Bài tập 2 trang 181 SGK Sinh học 7
Bài tập 9 trang 121 SBT Sinh học 7
Bài tập 2 trang 123 SBT Sinh học 7
Bài tập 5 trang 124 SBT Sinh học 7
Bài tập 6 trang 124 SBT Sinh học 7
Bài tập 7 trang 124 SBT Sinh học 7
3. Hỏi đáp Bài 55 Sinh học 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 7 HỌC247