Giải bài 4 tr 25 sách BT Sinh lớp 11
Quan sát hình và điền các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hoá thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật vào các cột tương ứng ở sau:
- Thú ăn thịt:
1. Răng:
2. Dạ dày:
3. Ruột non:
4. Manh tràng:
- Thú ăn thực vật:
1. Răng:
2. Dạ dày:
3. Ruột non:
4. Manh tràng:
Từ đó rút ra nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
a) Các đặc điểm cấu tạo thích nghi với chức năng tiêu hóa thức ăn của ống tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- Thú ăn thịt:
1. Răng:
- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương. Răng nanh nhọn và dài, cắm vào con mồi và giữ mồi cho chặt.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. Răng hàm nhỏ ít được sử dụng.
2. Dạ dày:
- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.
- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người.
3. Ruột non:
- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
4. Manh tràng:
Manh tràng (ruột tịt) Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn.
- Thú ăn thực vật:
1. Răng:
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chật cỏ (trâu).
- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ khi nhai.
2. Dạ dày:
- Dạ dày thỏ, ngưa là da dày đơn (1 túi).
- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Ở đây, dạ dày được tiêu hoá cơ học, hoá học và đặc biệt còn được biến đổi về mặt sinh học nhờ các vi sinh vật.
3. Ruột non:
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.
- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.
4. Manh tràng:
Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.
b) Nhận xét chung về tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật:
- Thú ăn các loại thức ăn khác nhau nên ốns tiêu hoá cũng biến đổi thích nghi với thức ăn. Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học.
- Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
-
A. 1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu môn
B. 1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyến; 6 - ruột; 7 - hậu môn
C. 1 - miệng; 2 - diều; 3 - thực quản; 4 - dạ dày cơ; 5 - dạ dày tuyế ; 6 - ruột; 7 - hậu môn
D. 1 - miệng; 2 - thực quản; 3 - diều; 4 - dạ dày tuyến; 5 - dạ dày cơ; 6 - ruột; 7 - hậu mônTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Hình bên là ông tiêu hóa của giun đất và châu chấu. Em hãy xác định các bộ phận tương ứng giống nhau của hai loài này bằng cách ghép chữ cái trên ống tiêu hóa của châu chấu với số tương ứng trên ống tiêu hóa của giun đất
bởi Nguyễn Thị An 21/07/2021
Phương án trả lời đúng là:
A. 1 - a; 3 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 - f
B. 1 - a; 2 - b; 4 - c; 5 - d; 6 - e; 7 - f
C. 1 - a; 3 - c; 4 - d; 5 - d; 6 - e; 7 - f
D. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d; 6 - e; 7 - fTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
bởi thúy ngọc 21/07/2021
A. Từ thức ăn cho cơ thể.
B. Và năng lượng cho cơ thể.
C. Cho cơ thể.
D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
bởi Mai Linh 21/07/2021
A. Không bào tiêu hóa.
B. Túi tiêu hóa.
C. Ống tiêu hóa.
D. Không bào tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu mônTheo dõi (0) 1 Trả lời -
A. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
B. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng
C. thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột già, ruột non.
D. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Loài động vật có kiểu ăn hút dịch lỏng là:
bởi Bảo Hân 21/07/2021
A. rệp vừng.
B. trai.
C. cá voi.
D. giun đất.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 21/07/2021
A. Pepsin.
B. Đường glucôzơ.
C. Tinh bột.
D. Chất béo.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mỗi ngày, người cần hàng trăm gam cacbohiđrat. Nhu cầu hằng ngày về hầu hết các vitamin chí tính bằng miligam. Nhu cầu về các vitamin với lượng nhỏ như vậy là vì
bởi Lê Minh Trí 21/07/2021
A. các vitamin không quan trọng lắm trong trao đổi chất.
B. năng lượng chứa trong các vitamin khá lớn mà ta lại không cần nhiều lắm
C. cơ thể có thể dự trữ hầu hết các vitamin với số lượng lớn.
D. vitamin chỉ đóng vai trò là các yếu tố điều hoà, xúc tác.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tế bào.
B. Trong túi tiêu hóa.
C. Ống tiêu hóa.
D. Cơ thể.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi tiêu hóa ngoại bào lại được tiếp tục tiêu hóa nội bào vì:
bởi Bình Nguyen 21/07/2021
A. Túi tiêu hóa chỉ có 1 lỗ thông ra bên ngoài
B. Thức ăn chưa phân hủy hoàn toàn thành dạng đơn giản hấp thụ được.
C. Thức ăn chưa được tiêu hóa hóa học.
D. Tế bào thành túi tiết Enzim vào trong túi để tiêu hóa thức ăn.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ống tiêu hóa của người và động vật được phân hóa thành nhiều bộ phận có tác dụng:
bởi Kim Ngan 21/07/2021
A. Sự chuyển hóa về chức năng giúp quá trình tiêu hóa đạt hiệu quả cao.
B. Làm nhỏ thức ăn.
C. Làm tăng hiệu quả của tiêu hóa cơ học.
D. Làm tăng diện tích tác dụng của Enzim lên thức ăn.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào sau đây không đúng với tiêu hóa nội bào?
bởi My Le 21/07/2021
A. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa.
B. Thức ăn được tiêu hóa hóa học nhờ Enzim do Lizôxôm tiết ra.
C. Sự tiêu hóa xảy ra trong tế bào.
D. Thức ăn được tiêu hóa cơ học.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Tiêu hoá nội bào.
B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong quá trình miễn dịch ở người, ở giai đoạn đầu, các đại thực bào sẽ ra khỏi mạch máu, di chuyển đến vị trí nhiễm khuẩn, hình thành chân giả, bắt và phân hủy vi khuẩn. Hình thức này được gọi là
bởi Nguyễn Hạ Lan 21/07/2021
A. Thẩm thấu
B. Thực bào
C. Ẩm bào
D. Xuất bàoTheo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 66 SGK Sinh học 11
Bài tập 4 trang 66 SGK Sinh học 11
Bài tập 1 trang 22 SBT Sinh học 11
Bài tập 2 trang 23 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 33 SBT Sinh học 11
Bài tập 2 trang 34 SBT Sinh học 11
Bài tập 3 trang 34 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 60 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 60 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 60 SGK Sinh học 11 NC