Dưới đây là video bài giảng Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết máy điện, bao gồm một số bài tập trắc nghiệm lý thuyết và câu trả lời cụ thể, chi tiết về các loại máy điện : Máy biến áp, máy phát điện, động cơ điện ... nhằm giúp các em học sinh 12 ôn tập củng cố kiến thức lý thuyết đã học .
-
h2_vatly_cd3_ontap_lythuyet...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Câu 1: Khi nói về hao phí trên đường dây truyền tải, phát biểu nào sau đây sai?
A. Điện trở của dây càng nhỏ thì công suất hao phí nhỏ
B. Điện trở của dây tăng làm hao phí giảm
C. Công suất truyền tải giảm thì hao phí cũng giảm
D. Tăng hiệu điện thế là giải pháp làm giảm hao phí hiệu quả nhất
Lời giải
\(\Delta P=R.I^2=R.\frac{P^2}{U^2.cos^2\varphi }\)
Câu 2: Trong bài toán truyền tải điện. Gọi ΔP là công suất hao phí trên đường truyền tải, P là công suất truyền tải, R là điện trở dây đường dây, U là điện áp truyền tải. Hãy xác định công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện?
A. ΔP = RI2 B. ΔP = \(\frac{{{P^2}R}}{{{U^2}{{\cos }^2}\phi }}\) C. ΔP = UIcosφ D. ΔP = UIcos2φ
Lời giải
\(\Delta P=R.I^2=\frac{R.P^2}{U^2.cos^2\varphi }\)
Câu 3: Trong bài toán truyền tải điện. Gọi ΔP là công suất hao phí trên đường truyền tải, P là công suất truyền tải. Hãy xác định công thức tính hiệu suất trên đường dây truyền tải điện?
A. H = \(\frac{{P + \Delta P}}{P}.100\%\) B. \(H = \frac{P_1}{P_2}\)
C. H = \(\frac{P.\Delta P}{P}\) .100% D. P = (P- ΔP).100%
Lời giải
\(H=\frac{Pi}{P}=\frac{P-\Delta P}{P}*100\%\)
Câu 4: Trong bài toán truyền tải điện. Gọi U là điện áp truyền tải, R là điện trở của đường dây, I là cường độ dòng điện trên dây dẫn, ΔU là độ giảm thế trên đường dây. Hãy xác định công thức tính độ giảm thế trên đường truyền tải điện?
A. ΔU = I2.R B. ΔU = I.R C. ΔU = U - I.R D. ΔU = I.Z
Lời giải
\(\Delta U=U-U'=RI\)
Câu 5: Vai trò của máy biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa:
A. Giảm điện trở của dây dẫn trên đường truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải
B. Tăng hiệu điện thế truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải
C. Giảm hiệu điện thế truyền tải để giảm hao phí trên đường truyền tải
D. Giảm sự thất thoát năng lượng dưới dạng bức xạ điện từ
Lời giải
\(\Delta P=R.\frac{P^2}{U^2.cos^2\varphi }\)
+ Để giảm \(\Delta P\Rightarrow\) phương pháp tối ưu là tăng điện áp U ⇒ Máy biến áp.
Câu 6: Máy biến áp không làm thay đổi thông số nào sau đây?
A. Hiệu điện thế B. Tần số
C. Cường đồ dòng điện D. Điện trở
Lời giải
Máy biến áp không làm thay đổi f
Câu 7: Máy biến thế là một thiết bị có thể biến đổi:
A. hiệu điện thế của nguồn điện xoay chiều
B. hiệu điện thế của nguồn điện xoay chiều hay nguồn điện không đổi
C. hiệu điện thế của nguồn điện không đổi
D. công suất của một nguồn điện không đổi
Lời giải
Máy biến áp có thể làm thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều
Câu 8: Máy biến thế dùng để:
A. Giữ cho hiệu điện thế luôn ổn định, không đổi
B. Giữ cho cường độ dòng điện luôn ổn định, không đổi
C. làm tăng hay giảm tần số dòng điện
D. làm tăng hay giảm hiệu điện thế
Lời giải
Máy biến áp làm tăng hay giảm điện áp của dòng điện xoay chiều
Câu 9: Máy biến thế dùng để biến đổi hiệu điện thế của các:
A. Pin B. Acqui
C. nguồn điện xoay chiều D. nguồn điện một chiều
Lời giải
Máy biến thế làm thay đổi hiệu điện thế của nguồn điện xoay chiều
Câu 10: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều, khi đó hiệu điện thế xuất hiện ở hai đầu cuộn thứ cấp là hiệu điện thế:
A. không đổi B. xoay chiều
C. một chiều có độ lớn không đổi D. Xoay chiều hoặc một chiều.
Lời giải
Nguồn xoay chiều nối với cuộn sơ cấp thì cuộn thứ cấp là điện áp xoay chiều
Câu 11: Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào:
A. hiện tượng tự cảm
B. hiện tượng cảm ứng điện từ
C. hiện tượng hỗ cảm
D. hiệu ứng Jun.
Lời giải
Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 12: Nguồn xoay chiều có hiệu điện thế U = 100V cho qua máy biến thế, ta thu được hiệu điện thế U’ = 10V. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng:
A. Đó là máy tăng thế, có số vòng của cuộn sơ cấp gấp 10 lần số vòng dây của cuộn sơ cấp
B. Đó là máy hạ thế, có cường độ hiệu dụng trong cuộn thứ cấp gấp 10 lần trong cuộn sơ cấp
C. Công suất điện bên cuộn sơ cấp gấp 10 lần bên cuộn thứ cấp
D. Công suất điện bên cuộn thứ cấp gấp 10 lần bên cuộn sơ cấp
Lời giải
\(U_1=U=100V\Rightarrow U_2=U'=10V\)⇒ Máy hạ thế
+ Bỏ qua hao phí
\(\Rightarrow U_1I_1=U_2I_2\)
\(\Rightarrow \frac{I_2}{I_1}=\frac{U_1}{U_2}=10\)
Câu 13: Chọn câu sai. Trong máy phát điện xoay chiều một pha
A. Hệ thống vành khuyên và chổi quyét được gọi là bộ góp
B. Phần cảm là bộ phận đứng yên
C. Phần tạo ra dòng điện là phần ứng
D. Phần tạo ra từ trường gọi là phần cảm
Lời giải
Máy phát điện xoay chiều 1 pha thì phần cảm có thể quay hoặc đứng yên
Câu 14: Quạt điện sử dụng ở nhà của chúng ta có động cơ là:
A. Động cơ không đồng bộ 3 pha B. Động cơ một chiều
C. Động cơ điện xoay chiều 1 pha D. Động cơ nhiệt điện.
Lời giải
Quạt điện là động cơ điện xoay chiều 1 pha
Câu 15: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tượng:
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ B. Hiện tượng tự cảm
C. Sử dụng từ trường quay D. Sử dụng Bình ắc quy để kích thích
Lời giải
Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện dựa trên hiện tương cảm ứng điện từ
Câu 16: Để giảm tốc độ quay của roto người ta sử dụng giải pháp nào sau đây cho máy phát điện
A. Chỉ cần bôi trơn trục quay B. Giảm số cặp cực tăng số vòng dây
C. Tăng số cặp cực D. Tăng số vòng dây.
Lời giải
\(f=\frac{np}{60}\)
+ Giảm n ⇒ tăng P
Câu 17: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm có tác dụng:
A. tạo ra từ trường. B. tạo ra dòng điện xoay chiều.
C. tạo ra lực quay máy. D. tạo ra suất điện động xoay chiều.
Lời giải
Phần cảm tạo ra từ trường
Câu 18: Dòng điện cảm ứng sẽ không xuất hiện khi một khung dây kín chuyển động trong một từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây:
A. Song song với các đường cảm ứng từ
B. Vuông góc với các đường cảm ứng từ
C. Tạo với các đường cảm ứng từ 1 góc 0 < a < 900
D. Cả 3 đều tạo được dòng điện cảm ứng
Lời giải
Ec không xuất hiện
\(\Rightarrow \Phi =0\Rightarrow (\vec{n},\vec{B})=\frac{\pi }{2}\)
Câu 19: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng B. luôn luôn giảm
C. luân phiên tăng, giảm D. luôn không đổi
Lời giải
\(\Phi =NBScos(\omega t +\varphi )\)
\(\Phi\) biến thiên ⇒ số đường sức từ phải luân phiên tăng giảm.
Câu 20: Máy phát điện xoay chiều ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha giống nhau về
A. phần rôto. B. phần stato C. nguyên tắc hoạt động D. hoàn toàn về đặc điểm cấu tạo.
Lời giải
Máy phát điện xoay chiều 3 pha và động cơ không đồng bộ 3 pha luôn giống nhau phần stato: gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau và đặt lệch nhau 1200 trên 1 vành tròn.