Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5233 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1086 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1087 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 877 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 959 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1081 TS. Phạm Sỹ Nam
I. Lý thuyết
- Nếu f(x) đồng biến (nghịch biến) trên (a;b) thì pt f(x) = 0 có tối đa 1 nghiệm trên (a;b) (Nhẩm nghiệm, chứng minh nghiệm duy nhất)
- Nếu f(x) đồng biến (nghịch biến) trên (a;b), \(u,v\in (a;b),f(u)=f(v)\Leftrightarrow u=v\)
- Nếu f(x) = 0 có tối đa n nghiệm trên (a;b) thì f(x) = 0 có tối đa n +1 nghiệm trên (a;b)
VD1: Giải pt \(\sqrt{x^2+15}=3x-2+\sqrt{x^2+8}\)
Giải
PT \(\Leftrightarrow \sqrt{x^2+15}-\sqrt{x^2+8}-3x+2=0\)
TH1: x>0
Xét \(f(x)=\sqrt{x^2-15}-\sqrt{x^2+8}-3x+2\) trên
\(f'(x)=\frac{x}{\sqrt{x^2+15}}-\frac{x}{\sqrt{x^2+8}}-3\)
\(=x(\frac{1}{\sqrt{x^2+15}}-\frac{1}{\sqrt{x^2+8}})-3<0\)
Hàm số nghịch biến trên \((0;+\infty )\)
x = 1 là nghiệm
x > 1 do hàm số nghịch biến trên \((0;+\infty )\) nên \(f(x)
0 < x < 1 do hàm số nghịch biến trên \((0;+\infty )\) nên \(f(x)>f(1)=0\)
x = 1 là nghiệm duy nhất trên \((0;+\infty )\)
\(\sqrt{x^2+15}>\sqrt{x^2+8}\)
\(0>3x-2\)
\(\Rightarrow\) VT > VB
\(x\leq 0\) không t/m
Kết luận: Tập nghiệm S={1}
VD2: Giải phương trình \(\sqrt{x}+\sqrt{x+3}+\sqrt{x+8}+\sqrt{x+15}=10\)
Giải
ĐK: \(x\geq 0\)
Xét \(f(x)=\sqrt{x}+\sqrt{x+3}+\sqrt{x+8}+\sqrt{x+15}\) trên \([0;+\infty )\)
\(\Rightarrow\) f(x) đồng biến trên \([0;+\infty )\)
\(f(1)=10\Rightarrow x=1\) là nghiệm
\(x>1\Rightarrow f(x)>f(1)=10\).Vậy \(\forall x> 1\) không thỏa mãn
0 < x < 1 \(\Rightarrow f(x)
VD3: Giải pt \(8x^3+2x=(x+2)\sqrt{x+1}\)
Giải
ĐK: \(x+1\geq 0\Leftrightarrow x\geq -1\)
\(pt\Leftrightarrow 8x^3+2x=(x+1)\sqrt{x+1}+\sqrt{x+1}\)
Xét hàm số \(f(t)=t^3+t\) trên R
\(f'(t)=3t^2+1>0\)
\(\Rightarrow f(1)\) đồng biến trên R
\((*)\Leftrightarrow f(2x)=f(\sqrt{x+1})\)
\(\Leftrightarrow 2x=\sqrt{x+1}\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x\geq 0\\ 4x^2=x+1 \end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 0\\ 4x^2-x-1=0 \end{matrix}\right.\)
Vậy tập nghiệm là \(\left \{ x=\frac{1+\sqrt{17}}{8} \right \}\)
VD4: Giải pt \(3^x+5^x=2+6x\)
Giải
\(PT\Leftrightarrow 3^x+5^x-6x-2=0\)
Xét \(f(x)=3^x+5^x-6x-2\) trên R
\(f'(x)=3^xln3+5^xln5-6\)
\(f''(x)=3^xln^23+5^xln^25>0\)
\(\Rightarrow f'(x)=0\) có tối đa 1 nghiệm
\(\Rightarrow f(x)=0\) có tối đa 2 nghiệm
x = 0, x = 1 là các nghiệm
Vậy tập nghiệm phương trình {0;1}
VD5: Giải phương trình \((2x+1)(2+\sqrt{4x^2+4x+4}+3x(2+\sqrt{9x^2+3})=0\)
Giải
PT \(\Leftrightarrow (2x+1)(2+\sqrt{(2x+1)^2+3})=-3x(2+\sqrt{(-3x)^2+3})\)
Xét \(f(t)=t(2+\sqrt{t^2+3})\) trên R
\(f'(t)=2+\sqrt{t^2+3}+t.\frac{t}{\sqrt{t^2+3}}\)
\(=2+\sqrt{t^2+3}+\frac{1^2}{\sqrt{t^2+3}}>0\)
* f(x) đồng biến trên R
* \(pt\Leftrightarrow f(2x+1)=f(-3x)\)
\(\Leftrightarrow 2x+1=-3x\)
\(\Leftrightarrow 5x=-1\)
\(\Leftrightarrow x=-\frac{1}{5}\)
Vậy tập nghiệm pt là \(\left \{ x=-\frac{1}{5} \right \}\)