YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn - Ngữ văn 9

Bài soạn Tổng kết phần Tập làm văn ôn lại nội dung của các kiểu văn bản đã được học trong chương trình THCS.

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Ôn tập các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS
  • Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS
  • Các kiểu văn bản trọng tâm

2. Hướng dẫn soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn

2.1. Các kiểu văn bản

Đọc bảng tổng kết trong SGK và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)

  • Tự sự: Trình bày sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục bộc lộ ý nghĩa. Thể hiện quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm thái độ
  • Miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. Giúp cho con người có thể cảm nhận và hình dung ra chúng.
  • Thuyết minh: trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng. Giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn với chúng.
  • Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên xã hội con người, và tác phẩm văn học bằng cách đưa ra những luận điểm, luận cứ. Nhằm thuyết phục mọi người tin theo cái đúng cái tốt, từ bỏ cái sai cái xấu.
  • Biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, sự vật. Bày tỏ tình cảm hoặc khơi gợi sự đồng cảm.
  • Điều hành: Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

Câu 2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?

  • Không. Vì mỗi văn bản có phương thức biểu đạt khác nhau, hình thức thể hiện khác nhau và mục đích khác nhau.

Câu 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.

  • Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp với nhau trong một văn bản.
  • Vì nó sẽ hỗ trợ để phát huy được thế mạnh của các phương thức, làm cho bài văn sinh động và hấp dẫn.
  • Ví dụ: Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Câu 4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

Gợi ý:

a) Các thể loại văn học đã học: thơ, truyện dài, kí, tiểu thuyết chương hồi, truyện ngắn, ca dao, dân ca, câu đố, phóng sự,…

b) Mỗi thể loại riêng có một phương thức biểu đạt nhất định, phù hợp với đặc điểm.

  • Ví dụ:
    • Truyện ngắn có phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự ( kể lại các sự việc)…
    • Thơ có phương thức chủ yếu là biểu cảm, miêu tả.

c) Trong các tác phẩm như thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận. Yếu tố nghị luận là yếu tố phụ, làm cho đoạn văn, thơ thêm tính triết lí.

  • Ví dụ trong bài "Mẹ tôi" (Ngữ văn 7, tập 2). Ngoài việc thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với người con ra thì người cha cũng đưa ra những vấn đề nghị luận: tình yêu thương và sự kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất.

Câu 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

  • Kiểu văn bản tự sự làm cơ sở cho thể loại văn học tự sự.
  • Thể loại văn học tự sự có sự đa dạng về thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, kí,…
  • Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở: cốt truyện, nhân vật, tình huống, người kể chuyện, ngôn ngữ…

Câu 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.

  • Kiểu văn biểu cảm và thể loại văn học trữ tình:
    • Giống: yếu tố biểu cảm, tình cảm giữ vai trò chủ đạo.
    • Khác:
      • Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xác về một đối tượng (văn xuôi)
      • Tác phầm trữ tình: đời sống cảm xúc của chủ thể thông qua hình tượng nghệ thuật.
  • Đặc điểm của thể loại văn học trữ tình:
    • Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp thông qua nhân vật trữ tình.
    • Tác phẩm trữ tình thường ngắn gọn, lời văn tràn đầy tính biểu cảm.

Câu 7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

  • Các tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là các yếu tố phụ, có tác dụng giúp cho tác phẩm nghị luận sinh động, thuyết phục hơn.

2.2. Phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS

Câu 1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học.

  • Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau mật thiết. Nắm vững kiến thức kĩ năng của phần văn thì có thể làm tốt phần tập làm văn và ngược lại.

Câu 2. Phần tiếng Việt có quan hệ với phần văn và tập làm văn?

  • Phần tiếng Việt có quan hệ mật thiết với phần văn và tập làm văn. Bởi nếu nắm chắc kiến thức có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn có thể phục vụ cho việc nói tốt và có thể phân tích được nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản.

Câu 3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa thư thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?

  • Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn, các kĩ năng kể chuyện, miêu tả, nghị luận.

2.3. Các kiểu văn bản trọng tâm

Câu 1. Văn bản thuyết minh

a) Văn bản thuyết minh có mục đích biểu đạt là gì?

b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?

c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.

d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? 

Gợi ý:

a) Phương thức biểu đạt: Cung cấp đầy đủ tri thức, tính khách quan, thực dụng về đối tượng.

b) Để làm được văn bản thuyết minh cần nắm chắc bản chất, đặc điểm về đối tượng thuyết minh.

c) Các phương phát dùng trong văn bản thuyết minh: Phương pháp định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, phân tích,...

Câu 2. Văn bản tự sự

a) Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là gì?

b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.

c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

Gợi ý:

a) Phương thức biểu đạt: trình bày các chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: Dựa vào nội dung truyện có sẵn, những thực tế trong cuộc sống và cần dựa vào sự tưởng tượng.

c) Trong văn bản văn bản tự sự yếu tố miêu tả cần cho việc tả đối tượng, nhân vật, yếu tố biểu cảm gợi lên suy nghĩ cho người đọc, người nghe.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động.

Câu 3. Văn bản nghị luận 

a) Văn bản nghị luận có mục đích biểu đạt là gì?

b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?

c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.

d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.

Gợi ý:

a) Phương thức biểu đat: là giải thích, chứng minh bằng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

b) Văn bản nghị luận có các yếu tố luận cứ, luận điểu tạo thành.

c) Yêu cầu đối với luận điểm và luận cứ và lập luận: Luận cứ phải là một hệ thống phù hợp với luận điểm để đưa đến lập luận sắc bén, đáng tin cậy.

d) Dàn bài chung của bài nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng đạo lí:

  • Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
  • Thân bài:
    • Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống:
      • Trình bày thực trạng, mô tả hiện tượng.
      • Phân tích nguyên nhân.
      • Nêu ra tác hại của hiện tượng.
      • Đề xuất giải pháp.
    • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
      • Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn.
      • Phân tích, chứng minh mặt đúng, mặt sai.
      • Bình luận, đánh giá, mở rộng vấn đề.
      • Rút ra bài học nhận thức và hành động.
  • Kết bài: Khẳng định vấn đề/ hiện tượng và nêu suy nghĩ của em.

e) Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, đưa ra nhận định chung.
  • Thân bài: Phân tích về nội dung tư tưởng, hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Kết bài: Đánh giá về tác phẩm, ý nghĩa vấn đề nghị luận.

Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Tổng kết phần Tập làm văn.

3. Hỏi đáp về bài Tổng kết phần Tập làm văn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF