YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán của Nguyễn Du - Ngữ văn 9

  • Qua bài học giúp các em hiểu tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều và ươc mơ công lý trong thời đại Nguyễn Du. Qua đó thấy được tài năng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong việc khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư.
  • Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: Con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lý.
  • Đoạn trích thể hiện khuôn mẫu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

1.2. Nghệ thuật

  • Tác giả đã thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật.
  • Từ ngữ mang tính ngôn ngữ nôm na, bình dân và kết hợp với những thành ngữ dân gian.
  • Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.

2. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân.

Qua lời kể của Kiều với Thúc Sinh em thấy Kiều là người thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ khi nói với Thúc Sinh và khi nói với Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy.

  • Từ lời của Kiều với Thúc Sinh có thể thấy nàng là người biết ơn tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn.
  • Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, những đau đớn mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng đã khiến nàng không thể quên được.
  • Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh, còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.

Câu 2: Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

Những câu đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư giọng điệu như thế nào?

Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

  • Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến. Chào, thưa Hoạn Thư là “tiểu thư” mặc dù vị thế hai người đã đảo ngược.
  • Thái độ của Kiều: quyết liệt trong trả thù, báo trước những điều dữ dội sắp xảy ra.

Câu 3: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ gỡ tội. Em hãy hiểu:

Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.

Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào.

Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này.

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: xóa ranh giới kẻ thù, về cũng phía “phận đàn bà” ⇒ từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ ‘thường tình” ⇒ kể rằng từng tha cho Kiều ⇒ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” ⇒ nhận lỗi và mong tha thứ.
  • Các lí lẽ đó tác động tới Kiều: nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
  • Tính cách Hoạn Thư: khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.

Câu 4: Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là con người thế nào?

  • Kiều tha cho Hoạn Thư vì những lí lẽ của Hoạn Thư và bản tính rộng lượng của Kiều.
  • Việc làm ấy phù hợp với lòng nhân hậu của Kiều. Vì vậy nó không hề đáng trách.
  • Kiều là người giàu lòng vị tha, nặng tình nghĩa.

Câu 5: Qua đoạn trích phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư

  • Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
  • Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân.

Qua lời kể của Kiều với Thúc Sinh em thấy Kiều là người như thế nào? Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ khi nói với Thúc Sinh và khi nối với Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy.

Gợi ý

  • Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng là người biết ơn tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục, có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng đã gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. 
  • Nàng gọi Thúc Sinh là “Người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cổ nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. 
  • Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. 
  • Khi nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bò miệng chén” với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.

  • Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư giọng điệu như thế nào?
  • Thái độ của Kiều qua giọng điệu ấy?

Gợi ý

  • Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến.
  • Giọng điệu ấy của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư trong quan niệm dân gian “mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa”.

Câu 3. Trước thái độ của Kiều Hoạn Thư đã xử chí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ gỡ tội. Em hãy hiểu:

  • Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
  • Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào.
  • Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này.

Gợi ý

  • Trước thái độ của Kiều, lúc đầu Hoạn Thư có sợ hãi “hồn lạc, phách xiêu” nhưng vẫn kịp ứng phó thông minh “liệu điều kêu ca”. 
  • Trước hết Hoạn Thư dựa vào tâm lý thường tình của phụ nữ để gỡ tội. "Rằng tôi chút phận đàn bà Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".
  • Tiếp đến Hoạn Thư kể công không hành hạ Kiều và đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm rồi cũng không đuổi theo bắt giữ nàng khi nàng bỏ trốn. 
  • Cuối cùng, Hoạn Thư nhận tội, xin Kiều mở lòng khoan dung độ lượng. 
  • Cách lý sự của Hoạn Thư khiến Kiều phải thừa nhận đây là con người khôn ngoan. Nàng bị đưa tới chỗ khó xử, nàng có răn đe Hoạn Thư nhưng cuối cùng thì đã khoan dung độ lượng tha cho.

Câu 4. Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? lí giải cách lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là con người như thế nào?

  • Việc Kiều tha bổng Hoạn Thư là hợp lý là đúng. 
  • Vì cách gỡ tội khôn khéo của Hoạn Thư song chủ yếu là vì lòng vị tha nhân hậu, khoan dung của Kiều.

Câu 5. Qua đoạn trích phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư.

  • Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đền ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ.
  • Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt.
  • Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mức, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.
  • Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

3. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Đoạn Thuý Kiều báo ân báo oán miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du, chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí của nhân dân: ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Để cảm nhận sâu sắc những điều này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

  • Thái độ của Thúy Kiều trong 12 câu thơ đầu

    12 câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn)

    - Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?

    - Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? Vì sao có sự khác nhau ấy

     Bài Thúy Kiều báo ân báo oán

    Giúp mình với mọi người ơi, mk đag soạn văn

  • Hướng dẫn soạn Thúy Kiều báo ân báo oán

    Hướng dẫn soạn bài "Thúy Kiều báo ân báo oán " - Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du - Văn lớp 9

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF