Bài học giúp các em nắm được khát vọng vì nghĩa cứu người và phẩm chất của hai nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Thành công trong nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Đoạn trích thẻ hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vât Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài và Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.
1.2. Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật lí tưởng.
- Nghệ thuật so sánh.
- Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc giản dị gần gũi với nhân dân lao động, phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật.
2. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong Truyện Lục Vân Tiên? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì hiểu kiếu cấu đó có ý nghĩa gì?
- Kết cấu truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hãi những được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng phạt.
- Đây là loại truyện thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 2: Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là người thế nào? Hãy phâm tích tác phẩm và nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn: thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.
- Coi trong lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không mong trả ơn, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.
Câu 3: Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó quan ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?
- Nét đẹp tâm hồn Kiều Nguyệt Nga:
- Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước, thái độ kính trọng, hàm ơn.
- Trọng tình nghĩa: nhận sự cứu giúp của Lục Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.
- Người con hiếu thảo: vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.
Câu 4: Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã được học?
- Truyện được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đồ, dưới hình thức “kể thơ”, tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
- Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
Câu 5: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi với ngôn ngữ đời thường, mang đậm màu sắc phương ngữ Nam Bộ.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong Truyện Lục Vân Tiên? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý
- Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khuôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị.
- Đây là loại truyện thể hiện khát vọng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 2. Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là người như thế nào? Hãy phân tích phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
Gợi ý
- Lục Vân Tiên hiện lên là một chàng trai hiệp sĩ, tài giỏi, không chịu nổi cảnh bất bình.
- Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vây của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.
- Thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến "Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai" nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.
Câu 3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?
Gợi ý
- Kiều Nguyệt Nga là người chịu ơn, qua đoạn trích đã bộc lộ những nét đẹp trong tâm hồn. Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường.
- Cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
- Nàng tìm cách trả ơn bằng cách nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khẳng khái hào hiệp đó và đã giám liều mình để giữ trọn ân tình thủy chung với chàng. Nét đẹp đó của Kiều Nguyệt Nga khiến người đọc cảm mến.
Câu 4. Theo em nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã được học?
Gợi ý
- Truyện Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức "kể thơ", tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.
- Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.
Câu 5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ cảu tác giả trong đoạn thơ trích.
Gợi ý
- Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
3. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là một trích đoạn của tác phẩm “Truyện Lục Vân Tiên”, kể về hành động nhân nghĩa, vô tư của Lục Vân Tiên, khi chàng bắt gặp trên đường cảnh bạo tàn, chàng đã không hề né tránh hay e ngại những tai họa sẽ đến mà hết lòng ra tay cứu giúp người bị nạn. Để cảm nhận được nghĩa khí của Lục Vân Tiên cũng như những nét đẹp của Kiều Nguyệt Nga, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Cảm nghĩ về Lục Văn Tiên và Kiều Nguyệt Nga
nêu cảm nghĩ của em về lục văn tiên trong đoạn lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga
-
Cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga
đoạn văn cảm nhận về nhân vật kiều nguyệt nga
-
Nét đẹp tính cách của Lục Vân Tiên
Nét đẹp tính cách của Lục Vân Tiên trong đoạn trích thể hiện lí tưởng gì ? Nét đẹp ấy được biểu hiện ở những khía cạnh nào ?
-
Phân tích vẻ đẹp của Lục Vân Tiên
Phân tích vẻ đẹp của anh hùng Lục Vân Tiên
-
Phân tích tính cách tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Phân tích đoạn thơ "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" để thấy tính cách tốt đẹp của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.