Qua bài Ôn tập làm văn (tiếp theo) giúp các em ôn lại những kiến thức trong phần Tập làm văn đã học. Đồng thời, biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong SGK.
1. Tóm tắt nội dung
-
Những nội dung văn bản tự sự
-
Mối liên hệ giữa kiểu văn bản chính với các phương thức biểu đạt khác
-
Mối quan hệ giữa kiến thức về kiểu văn bản tự sự - Tập làm văn với phần văn bản đọc - hiểu
-
Mối quan hệ giữa kiến thức và kĩ năng phần văn bản Đọc-hiểu và phần Tiếng Việt với bài văn tự sự
-
Mối quan hệ giữa kiểu văn bản tự sự - Tập làm văn với văn bản tự sự - Đọc hiểu phần Tiếng Việt
2. Hướng dẫn soạn bài Ôn tập làm văn (tiếp theo)
Câu 7. Các nội dung về văn bản tự sự ở lớp 9 có gì giống và khách so với văn bản này ở lớp dưới?
- Giống nhau: Đã là văn bản tự sự cùng phải tạo nên một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, dẫn đến kết thúc nhằm nêu lên một ý nghĩa.
- Khác nhau:
- Văn bản tự sự ở lớp 6 tồn tại độc lập một phương thức riêng.
- Văntự sự ở lớp 8 có sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nhưng chủ yếu là miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật.
- Đến lớp 9, văn tự sự kết hợp cả lập luận, biểu cảm, miêu tả. Riêng miêu tả còn học thêm miêu tả nội tâm nhân vật, ngôi kể và việc chuyển đổi ngôi kể.
⇒ Như vậy, văn tự sự lớp 9 vừa lặp lại vừa nâng cao cả kiến thức và kỹ năng của lớp dưới.
Câu 8. Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
- Miêu tả, biểu cảm, lập luận chỉ dùng như một yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Trong thực tế, ít có những văn bản chỉ tồn tại một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 9. Hãy cho biết văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố khác?
- Tự sự kết hợp với miêu tả, lập luận, biểu cảm, thuyết minh.
- Miêu tả kết hợp với tự sự, biểu cảm, thuyết minh.
- Lập luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.
- Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả, lập luận.
- Thuyết minh kết hợp với miêu tả, lập luận.
- Điều hành không thể kết hợp với yếu tố nào thuộc năm phương thức trên.
Câu 10. Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần nêu trên?
- Một số tác phẩm tự sự được học trong SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Tuy vậy, khi viết bài làm văn kể chuyện, các em phải có đủ ba phần bởi vì các em đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn theo yêu cầu 'thị phạm" của nhà trường. Sau này lớn lên, các em có thể viết tự do, "phá cách" như các nhà văn.
Câu 11. Những kiến thức, kỹ năng về kiểu văn tự sự của tập làm văn có giúp gì được cho việc đọc - hiểu văn bản các tác phẩm văn học trong SGK ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm rõ.
- Những kiến thức, kỹ năng về kiểu văn tự sự của tập làm văn đã soi sáng thêm nhiều cho việc đọc - hiểu văn bản các tác phẩm văn học trong SGK ngữ văn. Ví dụ học yếu tố đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự của phần tập làm văn giúp em hiểu sâu sắc hơn các đoạn trích trong Truyện Kiều, nhất là đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích, hay truyện Làng của Kim Lân.
Câu 12. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc - hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
- Những kiến thức của phần đọc - hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng đã giúp em học tốt hơn khi làm văn kể chuyện.
- Ví dụ các văn bản tự sự trong SGK ngữ văn đã cung cấp cho em đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Ôn tập làm văn (tiếp theo).
3. Hỏi đáp về bài Ôn tập làm văn (tiếp theo)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.