Qua bài học giúp các em biết cách viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học. Rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
1. Tóm tắt nội dung
- Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục 3 phần.
- Mở bài: Nêu ra vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Chỉ ra và phân tích các luận điểm chính. Trình bày các suy nghĩ, đánh giá về đoạn văn hay bài thơ. Giữa các phần mở bài, thân bài và kết bài cần có mối liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ hay bài thơ.
- Bố cục cần mạch lạc, sáng tỏ.
- Luận điểm được triển khai rõ ràng, từng luận điểm được chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong bài thơ.
- Bài văn ngắn gọn, lời lẽ súc tích, thể hiện được rung động, đồng cảm của người viết trước vẻ đẹp và cảm xúc của bài thơ.
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
-
Tìm hiểu đề và tìm ý:
-
Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).
-
Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?
-
- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Sang thu.
- Thân bài:
-
Tính từ "Bỗng" bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú.
-
Hình ảnh "hương ổi" dc cụ thể hóa qua sự chuyển dổi cảm giác, "hương ổi" ko phải chỉ dc cảm nhận: khứu giác mà còn dc cảm nhận qua các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ "nhận ra".
-
Hình ảnh "hương ổi": đặc trưng của mùa thu mộc mạc, dơn sơ, giản dị, hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh.
→ Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng.
- Động từ "phả": hương ổi nhiều, đậm đăc, nhẹ nhàng, lan tỏa, bao trùm không gian, hình ảnh "gió se" gió mang theo hơi lạnh.
→ Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa ko gian và lẩn vào trong gió bắt đầu se lạnh.
- Nhân hóa "sương trùng trình qua ngõ": khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ.
- Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng.
- Từ “đã” khẳng định chắc chắn
- Kết hợp “hình như”, ”đã”: khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình”.
→ Thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.
- Kết bài: Cảm nhân, đưa ra nhận xét về bài thơ.
Để hiểu và nắm rõ hơn nội dung của bài các em tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Hỏi đáp về bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Giải thích câu Lời nói chẳng mất tiền mua...
Ca dao Việt Nam có câu :
” Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau .”
Em hãy viết bài văn nghị luận giải thích câu ca dao trên.
-
Trong bài thơ Ngồi Buồn Nhớ Mẹ Ta Xưa, Nguyễn Du có viết :''ta đi trọn kiếp con người vẫn không đi hết những lời mẹ ru''. câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ đó.
-
Bàn luận về Có ý kiến cho rằng Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận...
có ý kiến cho rằng đoàn thuyền đánh cá huy cận đã miêu tả người dân đánh cá trong đêm ra khơi vs cái nhìn thiêng liêng âu yếm tự hào và 1 tư thế hào hùng hăm hở . Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lm rõ
-
Tác giả muốn nói đến tâm sự gì qua đoạn Cô đơn thay là cảnh thân tù...
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Cô đơn thay là cảnh thân tù !
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu !
(Tố Hữu)
Trong đoạn thơ trên, tác giả muốn nói đến tâm sự gì ? Tâm sự ấy có điểm gì tương đồng với "lời con hổ ở vườn bách thú" trong bài thơ Nhớ rừng ?