Qua bài học giúp các em hiểu được nghĩa tường minh và hàm ý, biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. Ngoài ra biết sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong giao tiếp.
1. Tóm tắt nội dung
- Nghĩa tường minh là nghĩa thông báo thông tin trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là ý nghĩa được suy ra từ những từ ngữ trong câu.
2. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1.
Đọc lại đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa ở mục 1 và cho biết:
a) Câu văn nào cho thấy ông hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Căn cứ vào đâu để khẳng định như vậy?
- Câu "Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy.", đặc biệt là cụm từ tặc lưỡi. Người kể chuyện không nói rõ là người hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay, nhưng qua hình ảnh này, người đọc hiểu được điều đó.
b) Những từ ngữ nào miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Từ thái độ ấy, em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa?
- Thái độ của cô gái được miêu tả qua các từ ngữ: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội quay đi. Những từ ngữ này cho thấy cô gái rất ngượng, đành phải nhận lại chiếc khăn và muốn giấu đi sự xấu hổ của mình.
- Thì ra, vì cảm mến, cô gái định để lại chiếc khăn mùi soa lại cho người thanh niên làm kỉ vật nhưng anh ta không nghĩ ra, tưởng cô bỏ quên nên đã thật thà đem trả lại. Những điều này được tác giả khéo léo ngụ ý.
Câu 2. Nhận xét về câu in đậm trong đoạn trích dưới đây:
Bác lái xe dắt tay anh lại chỗ nhà hội họa và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- "Tuổi già cần nước chè": ở Lào Cai đi sớm quá là câu có hàm ý, có thể hiểu là: Khi đi, ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
Câu 3. Trong đoạn trích sau đây, câu nào là câu chứa hàm ý? Nội dung của hàm ý ấy là gì?
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Câu chứa hàm ý: Cơm chín rồi!
- Hàm ý: Ông vô ăn cơm!
Câu 4. Trong các đoạn trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) dưới đây, những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý hay không? Vì sao?
a) Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
b) – Này, thầy nó ạ.
ông Hai nằm rũ ra trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
-
Câu - "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng.
-
Câu - "Tôi thấy người ta đồn…" là câu bị chen ngắt ngang.
-
Hai câu này không phải là câu mang hàm ý.
Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Hỏi đáp về bài Nghĩa tường minh và hàm ý
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Xây dựng cuộc hội thoại có sử dụng hàm ý
Xây dựng một cuộc hội thoại có sử dụng lối nói hàm ý
-
Viết đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý ( 10-12 câu).
-
Thái độ của từ trời ơi trong câu Trời ơi chỉ còn có năm phút
từ (trời ơi) trong câu (trời ơi chỉ còn có năm phút) biểu thị thái độ gì của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pha của NGuyễn Thành Long
-
Hám ý từ bé nhỏ trong đoạn Người đồng mình thô sơ da thịt...
Câu 1 :
a, Từ ''nhỏ bé'' trong câu thơ sau mang hàm ý gì ?
'' Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con ''
b, Câu nào sau đây có chứa hàm ý
A . Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu : lão vừa xin tôi một ít bã chó.
B . Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ.
C. Cuộc đời cứ quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn.
D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 2 : Tìm các phép tu từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau
a, Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
b, Còn trời còn nước còn non
Còn cụ bán rượu anh còn say sưa
-
Tìm hàm ý trong bài Bao giờ rau diếp làm đình...
Tìm hàm ý trong bài ca dao sau:
Bao giờ rau diếp làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.