YOMEDIA
NONE

Củng cố, mở rộng Bài 6 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong nội dung Bài 6: Bài học cuộc sống các em sẽ được mở rộng vốn kiến thức với đặc điểm truyện ngụ ngôn và những bài học ý nghĩa về cuộc sốngBài học Củng cố, mở rộng Bài 6 thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em hệ thống hóa các kiến thức về các văn bản trên và vận dụng viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại thể loại truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lỗi diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

- Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn

+ Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.

+ Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.

+ Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.

1.2. Ôn tập cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

1.2.1. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.

- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận

- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.

1.2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

Để lựa chọn đề tài cho bài viết, em có thể lựa chọn các vấn đề sau và hình dung từ các vấn đề đó, nảy sinh những ý kiến đúng đắn, cần thể hiện sự tán thành:

- Sự hỗ trợ của người khác và nỗ lực của bản thân, yếu tố nào quan trọng hơn đối với sự thành công của mỗi người?

-Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

- Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?

b. Tìm ý

Sau khi xác định được vấn đề, cần tiến hành tìm ý bằng cách trả lời một số câu hỏi sau:

- Vấn đề gì được nêu ra để bàn luận?

- Vấn đề gợi ra những cách hiểu nào?

- Ý kiến nào đáng quan tâm nhất?

- Vì sao bày tỏ thái độ tán thành?

- Những lí lẽ, bằng chứng nào cần đưa ra để chứng tỏ sự tán thành là xác đáng?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó

- Thân bài:

+ Trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

+ Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

   Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

   ….

- Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

* Viết bài

a. Mở bài

- Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Mở bài cần ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

b. Thân bài

- Làm rõ các khía cạnh cơ bản của vấn đề.

- Khẳng định rõ ràng, dứt khoát thái độ tán thành ý kiến.

- Tuần tự triển khai từng ý, sử dụng lí lẽ và huy động bằng chứng để sự tán thành ý kiến có sức thuyết phục. Mỗi ý cần được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.

c. Kết bài

Khẳng định lại sự tán thành ý kiến, nêu tác dụng của ý kiến đó đối với cuộc sống. Phần kết bài nên viết trọn vẹn ý của đoạn văn.

* Chỉnh sửa bài viết

Đọc và rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến tán thành).

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy tìm một dị bản khác của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mà em đã được học trong Bài 6: Bài học cuộc sống, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức. Phân tích truyện dị bản mà em tìm được.

Hướng dẫn giải:

- Tìm dị bản truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng trong Bài 6: Bài học cuộc sống, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Có thể chọn dị bản với những nội dung chính sau:

+ Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày

+ Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, ếch kiêu ngạo đi hiên ngang không nhìn đường

+ Kết quả bị một con trâu dẫm bẹp

+ ...

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để phân tích

Lời giải chi tiết: 

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ, nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều to lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không, nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó. Vậy nên nó đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá mà ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu dẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh.

Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

Lời kết

- Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 6, các em cần:

+ Nắm được các đặc điểm chính trong văn bản truyện ngụ ngôn đã học

+ Nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 6 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 6 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 6: Bài học cuộc sống. Từ đó, các em có thể vận dụng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 6 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON