Khi sử dụng linh hoạt và hiệu quả biện pháp tu từ nói quá, câu văn sẽ trở nên ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 13 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. Từ đó vận dụng vào giải các bài tập cụ thể. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá
a. Khái niệm
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả, nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
b. Đặc điểm
Biện pháp tu từ nổi quả có đặc điểm: luôn phòng đại tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói đến.
Ví dụ:
Con rận bằng con ba ba
Đêm nằm nó ngáy cả nhà thất kinh.
(Ca dao)
Ở câu ca dao này, độ lớn của con rận và tác động của tiếng ngày mà nó phát ra là không thể tin được, vì đã được phóng đại đến mức phi thường.
1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
Biện pháp tu từ nói quả có tác dụng gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức bầu cảm hoặc gây cười.
Ví dụ:
(1) Dời non lấp biển
(Thành ngữ)
(2)
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng
(Ca dao)
Thực tế cho thấy, dời non lấp biển là việc quá lớn, phi thường. Nói quá ở ví dụ (1) nhằm đề cao ý chí hoặc thể hiện sự khâm phục trước những kì tích của con người.
Ví dụ (2) vẽ nên một tình huống hài hước cái gọi là sự nghiệp “lớn lao" của kẻ làm trai ở đây rốt cục chỉ thể hiện ở chỗ cố gắng làm sao để gánh cho nỗi hai hạt vừng. Nói quá như thế là để chế nhạo cái vô tích sự của đối tượng.
Bài tập minh họa
Bài tập: Xác định và phân tích biện pháp nói quá sử dụng trong câu ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung Đặc điểm của biện pháp nói quá để xác định
- Dựa vào nội dung Tác dụng của biện pháp nói quá để phân tích tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu nói quá sử dụng trong bài ca dao là:
"mồ hôi thánh thót"
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá này là để nói lên việc mồ hôi rơi rất nhiều, lã chã, tưởng chừng như phát ra được âm thanh như tiếng mưa rơi; thể hiện sự vất vả, cực nhọc của người nông dân.
Lời kết
- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 13 các em cần:
+ Nắm được khái niệm và đặc điểm của biện pháp tu từ nói quá
+ Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ nói quá
+ Vận dụng giải bài tập về biện pháp tu từ nói quá cụ thể
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 13 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá, từ đó vận dụng kiến thức vào giải bài tập và làm bài văn hiệu quả, hợp lí hơn. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247