YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 42 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Trong văn học và giao tiếp, việc nói giảm nói tránh giúp cho câu văn, lời nói trở nên tế nhị, uyển chuyển hơn trong một số hoàn cảnh cụ thể. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 42 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em biết cách sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh vào giải bài tập, đồng thời trau dồi kĩ năng lựa chọn nghĩa của từ để các bài viết thêm sinh động. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

- Ví dụ: Chúng ta thường dùng từ tử thi thay cho từ xác chết hoặc muốn nói lịch sự chúng ta không dùng từ già mà dùng từ có tuổi.

- Tác dụng: Biện pháp nói giảm nói tránh dùng để giảm nhẹ tính chất sự việc, nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm với người nghe hoặc người đọc.

- Những cách nói giảm nói tránh thông dụng:

+ Dùng các từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt:

Ví dụ: Cụ ấy chết rồi. => Cụ ấy quy tiên rồi.

+ Dùng cách nói vòng:

Ví dụ: Kết quả học tập của con dạo này kém lắm. => Con cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong học tập.

+ Dùng cách nói phủ định:

Ví dụ: Bông hoa này xấu lắm. => Bông hoa này không đẹp.

1.2. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ…mà từ biểu thị.

- Nghĩa của từ ngữ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

- Cách giải thích nghĩa của từ:

+ Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

+ Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy đặt câu và dùng cách nói giảm nói tránh để sửa lại các câu sau:

1. Bạn học môn văn tệ thật

2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá

3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua

4. Mai viết chữ xấu thật

5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào các cách nói giảm nói tránh

- Đọc kĩ câu văn để lựa chọn biện pháp nói giảm hoặc nói tránh cho phù hợp với sắc thái nghĩa

Lời giải chi tiết:

1. Bạn học môn văn tệ thật.

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Bạn cần chăm chỉ và cố gắng hơn trong môn Văn

2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Chiếc xe này trông không được đẹp cho lắm

3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua

=> Dùng cách nói giảm nói tránh: Ông cụ mới qua đời vì bệnh tật hôm qua

4. Mai viết chữ xấu thật

=> Mai viết chữ không được đẹp lắm cần phải luyện nhiều hơn

5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người

=> Anh cứu hỏa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người

Bài tập 2: Em hãy giải thích nghĩa của từ hòa bình theo các cách khác nhau. 

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung cách giải thích nghĩa của từ để giải

- Có thể tham khảo nghĩa của các từ trong từ điển tiếng Việt

Lời giải chi tiết:

Cách làm 1: Đưa ra khái niệm, định nghĩa.

– Chiến tranh là một hiện tượng chính trị – xã hội bằng bạo lực giữa một nước hoặc giữa các nước với nhau.

Cách làm 2: Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ “chiến tranh”.

– Đồng nghĩa: xung đột, đấu tranh: Chiến tranh là sự xung đột và đấu tranh giữa các thế lực với nhau.

– Trái nghĩa: hòa bình, độc lập. Chiến tranh là hiện tượng chính trị trái ngược với sự hòa bình, độc lập.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 42 các em cần:

+ Nắm được các cách nói giảm nói tránh

+ Vận dụng các cách giải thích nghĩa của từ để làm bài tập và lựa chọn từ khi viết bài văn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 42 sẽ giúp các em biết một số cách giải thích nghĩa của từ và sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh vào các trường hợp cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF