Cùng HOC247 tham khảo nội dung bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 86 thuộc sách Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung hướng dẫn giả các câu hỏi trog sách giáo khoa giúp các em tìm hiểu về đặc điểm, chức năng của sự mạch lạc trong văn bản và từ địa phương. Đặc biệt, bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 86 - CTST sẽ giúp các em củng cố và ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Mạch lạc trong văn bản: đặc điểm và chức năng
- Đặc điểm: các phần, cách đoạn cùng nói về một chủ đề và phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
- Chức năng: sự mạch lạc làm cho văn bản liền mạch và gợi hứng thú cho người đọc/người nghe.
1.2. Ngôn ngữ của các vùng miền
Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có những sắc thái khác nhau về tiếng Việt.
- Dựa vào cách phát âm chúng ta có thể nhận ra giọng ba miền Bắc, Trung, NaN.
- Mặt từ vựng cũng có sự khác nhau giữa ba miền.
→ Sự khác biệt về ngôn ngữ góp phần tạo lên sự phong phú của tiếng Việt.
2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời các câu hỏi sau:
a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì?
b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?
Trả lời:
a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là nói về Cốm.
b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Vì giữa các đoạn luôn nhắc tới chủ đề chung của toàn văn bản là Cốm làng Vòng.
Câu 2: Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì tới nội dung văn bản ? Hãy thử thay đổi trật tự theo cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình.
Trả lời:
Theo em nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng tới mạch cảm xúc và nội dung của văn bản sẽ không được mạch lạc.
Câu 3: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa ...Như vậy có phải văn bản thiếu mạch lạc không? Tại sao?
Trả lời:
Như vậy không phải là văn bản thiếu mạch lạc vì dù nhắc tới nhiều vấn đề nhưng giữa chúng có sự liên kết vì đều tập trung thể hiện chủ đề về Cốm, các món ăn với Cốm, đây cũng là một phần thể hiện nét văn hóa của vùng đất nơi đây.
Câu 4: Xác định từ ngữ địa phương theo bảng sau:
Trả lời:
Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng từ ngữ địa phương.
Trả lời:
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc, chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang vang lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường. Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bọn cá rô phi nhảy tom tóp, cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây!
4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 86 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.