YOMEDIA
NONE

Soạn bài Cốm Vòng - Vũ Bằng - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

HOC247 mời các em cùng tham khảo phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong bài Cốm Vòng - Vũ Bằng thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để hiểu hơn về cách làm và ý nghĩa món ăn đậm hương vị làng quê Việt Nam - cốm. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo bài giảng Cốm Vòng - CTST để hiểu và nắm vững kiến thức hơn! Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản Cốm Vòng là tùy bút bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với cốm - món ăn giản dị thường ngày nhưng đậm đà hương vị của quê hương.

1.2. Nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, tha thiết khi bày tỏ cảm xúc về món quà bình dị quê hương: cốm

- Cách miêu tả sinh động, tinh tế, giàu hình ảnh

2. Soạn bài Cốm Vòng - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu 1: Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm. 

Trả lời:

Em đã từng ăn cốm. Cảm nhận của em là cốm rất thơm, bùi và ngon. Mùi hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm hòa cùng mùi của lá sen tạo thành mùi thơm rất đặc biệt. 

Câu 2: Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung văn bản?

Trả lời:

Văn bản “ Cốm Vòng” giới thiệu một loại cốm nổi tiếng của làng Vòng. 

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.

Trả lời:

Em chú ý quan sát từ ngữ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng trong quá trình đọc văn bản. 

Câu 2: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?

Trả lời:

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh Cốm đi bán là những cô gái trẻ trung, mộc mạo, ưa nhìn và tràn đầy sức sống. Những cô gái quẩy hai bên gánh bước đi nhẹ nhàng dưới ánh ban mai, phảng phất theo sau hương cốm nồng nàn. 

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau: 

Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. 

Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của cha ông ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào? 

Trả lời:

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong đoạn văn: Thanh lịch, cao quý, từng chút một, không được phũ phàng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

- Đó là những tình cảm trân trọng, nâng niu với món quà quý giá của đồng quê ban tặng. 

Câu 2: Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng. 

Trả lời:

Những chi tiết: 

…. rồi xếp vào thúng để gánh đi bán, tinh khiết và thơm tho lạ lùng. . 

Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cúng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý. 

Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!

Tác dụng của chúng là làm bài văn giàu cảm xúc hơn, chân thật và gần gũi với người đọc. Góp phần truyền tải trực tiếp những suy nghĩ của tác giả. 

Câu 3: Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?

Trả lời:

Tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng nhẹ nhàng, tinh tế, yêu thiên nhiên, trân trọng những giá trị truyền thống. 

Câu 4: Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?

Trả lời:

Chủ đề của văn bản là Quà tặng thiên nhiên, dựa vào nội dung của văn bản: Cốm Vòng em xác định như vậy. 

Câu 5: Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản. 

Trả lời:

Nét nổi bật của tuỳ bút là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. 

Câu 6: “Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?” Hãy viết từ 3- 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu nói trên.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 1

Câu nói trên nói đến sự kết hợp vô cùng tự nhiên giữa lá sen, cốm và rơm. Đó đều là những tạo vật thiên nhiên ban tặng, giữa chúng có sự liên kết nhịp nhàng đến kì lạ. Lá sen ấp ủ cốm để làm cốm toát lên mùi thơm dịu mát của sen, cứ phải là rơm tươi buộc gói cốm mới thể hiện hết được vẻ đẹp của gói cốm nhỏ xinh. 

Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi - mẫu 2

Hai câu hỏi trên như khẳng định hai nguyên liệu cần có trong các công đoạn làm cốm. Tác giả khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ tưởng phủ định mà để khẳng định phải có hai nguyên liệu ấy mới làm được cốm Vòng. Không chỉ cho ta thấy sự giản dị, bình dân trong nguyên liệu làm cốm, nó còn thể hiện một sự tôn trọng truyền thống, phải là nó và không thể thay thế bởi cái khác. Vì vậy, cốm Vòng luôn mang trong mình nét đẹp của cốm truyền thống.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy giới thiệu về một món ăn đặc sản quê hương em.

Trả lời:

Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xào. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác... Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.

Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đủ hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn.

Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng.

Mùa Thu trời ui ui, ăn canh chua đỡ buồn. Có khách sang trọng đãi món canh chua cá bông lau, khách cũng thích. Gặp đứa bạn thân, nấu lẩu chua cá điêu hồng nó “ô kê” liền. Nuôi người thân già yếu, miệng mồm lạt lẽo khó ăn, nấu tô canh chua lươn cho ngọt, ăn được chén cơm, mau hết bệnh.

Tuy là món ăn hàng ngày nhưng muốn nấu ngon phải biết nêm nếm vừa miệng và rau đệm biết dùng đúng cách. Chẳng hạn, lâu lươn nấu với bắp chuối mới đúng điệu. Cá lóc, cá thác lác... nên có rau chút, cà bắp, thơm. Cá linh nấu với bông điên điển hay bông so đũa... Chất chua có thể là me vắt, me trái, lá giang, lá me, khế chua hoặc cơm mẻ... Chất chua muốn dịu thì phải có khóm, cà chua, lá giang có vị chua dịu hơn me. Cơm mẻ là cơm nguội để lên men, tạo nhiều vi sinh, chất lên men chua rất dịu, dùng nấu canh chua lươn, luộc thịt trâu, thịt chó,...

Rau bổi bỏ vào cũng phải theo thứ tự, lớp lang, rau nào lâu chín cho vào trước, có loại nấu lâu sẽ dai, mất ngon như rau nhút, kèo nèo... Có quá nhiều rau bổi để nấu canh chua, mỗi món có hương vị riêng, có cách nấu riêng, tùy theo ý thích mà pha chế. Nông thôn thì có bắp chuối, chuối cây, bông điên điển, so đũa, kèo nèo, đọt choại, rau ngổ, rau muống, rau nhút... Ở chợ có giá sống, bạc hà, cà chua, khóm, rau muống,... Rau thơm như ngò gai, rau om, rau quế góp phần làm cho nồi canh chua có mùi thơm rất riêng, rất hấp dẫn.

Món lẩu chua để đãi khách nấu khá công phu. Phải lấy nước ngọt từ xương heo, xương gà để làm nước súp, sau đó luộc cá điêu hồng hay cá bông lau cho chín rồi vớt ra, nếu dùng hải sản thì tôm, mực tươi, cá thác lác vo viên xếp sẵn trên đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Rau bổi cũng vậy, không để sôi lâu vừa mất chất, vừa mất ngon, thỉnh thoảng bỏ vào lẩu hành phi, ớt và rau thơm để giữ vị thơm của món ăn. Nước lẩu pha cho đúng vị chua, ngọt (không chua quá mà cũng không ngọt quá, ngược lại, pha lơ lớ ăn rất chán, không ra mùi vị gì cả).

Ở miền Tây, khi trời vừa sa mưa là mùa của cá linh, lẩu chua cá linh bông điên điển là món ăn khoái khẩu nhất. Cả nhà xúm xít quanh cái lẩu bốc hơi nóng, nước lẩu được các bà nội trợ pha chế độ chua ngọt rất vừa miệng, rồi thì rổ rau đồng gồm bông điên điển, kèo nèo, rau muống... được nhúng vào cùng với những con cá linh trắng phau, mềm ụm, béo ngậy. Chẳng mấy chốc mà rổ rau vơi dần và nồi cơm gạo mới cùng cạn đáy.

Lẩu chua ăn với bún, canh chua ăn với cơm, canh chua thường kèm với món cá rô kho tộ, nếu không có cá kho tộ thì ăn với tép rang thịt ba rọi cũng được. Vừa qua, có cuộc thi đầu bếp giỏi do các nhà hàng lớn trong thành phố tổ chức, món canh chua bông điên điển đã đứng đầu bảng. Thế mới biết, món ăn đứng hàng "top ten” không phải “nem công, chả phụng” mà có khi chỉ là những món ăn quen.

4. Hỏi đáp về bài Cốm Vòng - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Cốm Vòng - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Cốm Vòng - Vũ Bằng giúp người đọc hiểu hơn về cách làm nên món ăn đặc sản làng Vòng Hà Nội, từ đó yêu quý thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực người Việt Nam. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF