Với các văn bản trong Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên giúp các em tìm hiểu và phân tích đặc điểm thể loại tản văn và tùy bút. Đồng thời nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 4 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để ôn tập! Bên cạnh đó bài giảng Ôn tập Bài 4 - CTST cũng rất hữu ích cho việc tổng hợp kiến thức cho các em. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học
- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc có cách thể hiện đa dạng, mang tính chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống.
- Tùy bút là một thể trong ki, dùng để ghi chép, miêu tả hình ảnh, sự việc mà người quan sát, chứng kiến, đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả.
- Chất trữ tình trong tản văn, tùy bút là yếu tố được tạo nên từ vẻ đẹp cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp thiên nhiên tạo vật tạo rung động thẩm mỹ cho người đọc.
- Cái tôi trong tùy bút, tản văn là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường cái tôi được thể hiện qua nhân xưng ngôi thứ nhất.
- Ngôn ngữ tùy bút, tản văn tinh tế, sôi động, mang hơi thở đời sống, trữ tình.
1.2. Ôn lại kiểu bài văn biểu cảm về con người, sự việc
1.2.1. Kiểu bài
- Bài văn biểu cảm về con người, sự việc là kiểu văn bản có mục đích trình bày cảm xúc của người viết về một đối tượng.
1.2.2. Các yêu cầu
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
- Sử dụng ngôi thứ nhất
- Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người cần biểu lộ cảm xúc suy nghĩ, tính cách gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc cần biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn ra của sự việc.
+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm và rút ra bài học cho bản thân.
2. Soạn bài Ôn tập Bài 4 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút mà em đã học.
Trả lời:
- Tản văn
+ Mang tính trữ tình cao
+ Có hơi hướng tự do, kết cấu sáng tạo.
+ Ngôn ngữ bóng bẩy, súc tích.
- Tùy bút:
+ Mang đậm chất văn học và chất báo chí
+ Mang đậm cảm xúc trữ tình, lối văn uyển chuyển, linh hoạt.
+ Kết cấu theo mạch cảm xúc nhân vật trữ tình.
Câu 2: Đọc lại các văn bản trong bài và điền vào phiếu.
Trả lời:
Câu 3: Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trung Khánh nghe hạt dẻ hát theo mẫu bảng sau:
Trả lời:
Câu 4: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa như thế nào? Nêu một vài ví dụ thể hiện sự khác biệt ấy.
Trả lời:
Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa:
- Thể hiện sự đa dạng về văn hóa
- Ẩn chứa nét đặc trưng vùng miền,
Ví dụ: Miền Bắc gọi là trái dứa, miền Nam là trái thơm, miền Trung là trái khóm.
Câu 5: Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý những gì?
Trả lời:
- Sử dụng kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn biểu cảm.
- Bố cục bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Chú ý cảm xúc chân thực, ngôn ngữ biểu cảm phù hợp.
Câu 6: Ghi lại những món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho em mỗi ngày và những việc em có thể làm để giúp thiên nhiên tươi đẹp hơn.
Trả lời:
Câu 7: Từ những gì đã học trong bài học này, em hãy trả lời câu hỏi: quà tặng thiên nhiên có ý nghĩa như nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
- Nhờ có thiên nhiên mà cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, có thêm nhiều tài nguyên từ ẩm thực đến du lịch giúp ích cuộc sống.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 4. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Phân tích chất trữ tình trong tác phẩm Mùa phơi sân trước - Nguyễn Ngọc Tư, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.
Trả lời:
Chất trữ tình trong văn bản trên là:
- Toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi với những tình cảm, cảm xúc, tâm trạng khác nhau.
- Khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong kỷ niệm về mùa phơi sân trước:
+ Mở đầu văn bản là khung cảnh thiên nhiên quanh con đường quê.
+ Khung cảnh thiên nhiên của Mùa Chạp.
+ Khung cảnh giàn phơi, ép chuối,....
+ Khung cảnh nhớ lại những món ăn ngon.
- Con người được đặt trong mối quan hệ bình dị, thân thương, đẹp đẽ.
- Ngôn từ giàu cảm xúc, giàu tính tạo hình kết hợp cùng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 4 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.