Hãy cùng trải nghiệm với những điều kì thú, khám phá về khoa học và tự nhiên thông qua các văn bản trong bài Bài 7: Thế giới viễn tưởng. Đồng thời nắm được yêu cầu và cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử. Bài học Củng cố, mở rộng Bài 7 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức trên. Đồng thời nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm những giải pháp khoa học mới nhằm phát triển và cống hiến cho cuộc sống. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại thể loại truyện khoa học viễn tưởng
- Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì.
- Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.
- Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật.
- Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Ca-na-đa, Nga và phổ biến trên thế giới.
- Một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng
+ Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất…Tất cả những hoạt động ấy được thực hiện dựa trên cơ sở những phát kiến khoa học đặc biệt trong tương lai, liên quan đến bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay khoa học vũ trụ.
+ Không gian của truyện khoa học viễn tưởng có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương) hoặc ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ mặt trời hay trong những thiên hà xa xôi khác). Thời gian diễn ra câu chuyện viễn tưởng là thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.
+ Cốt truyện trong truyện khoa học viễn tưởng gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dự trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học.
+ Nhân vật chính của truyện khoa học viễn tưởng thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo và khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.
1.2. Ôn tập cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
1.2.1. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.
1.2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
* Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học…hoặc những người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết.
- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị.
b. Tìm ý
Cần trả lời những câu hỏi sau:
- Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào?
- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể?
c. Lập dàn ý
- Mở bài:
+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật.
+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.
- Thân bài:
+ Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.
+ Nêu ý nghĩa của sự việc.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.
* Viết bài
Cần lưu ý:
- Bám sát dàn ý.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp.
- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể.
- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.
* Chỉnh sửa bài viết
Rà soát bài viết và chỉnh sửa theo gợi ý sau:
Yêu cầu |
Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật |
Đọc lại phần mở bài để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra. |
Cung cấp được thông tin về sự việc mà bài viết nói tới |
Kiểm tra độ xác thực của thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót. |
Trình bày được diễn biến của sự việc. Có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể. Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói đến. |
Lưu ý về trình tự của sự việc được kể. Sắp xếp sự việc theo trật tự trước sau. Bổ sung nếu thấy yếu tố miêu tả và phần nêu ý nghĩa của sự việc. |
Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được nói đến. |
Đánh dấu những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, ấn tượng về sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ cần bổ sung. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt. |
Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong bài viết, chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài tập minh họa
Bài tập: Tìm những đặc điểm về truyện khoa học viễn tưởng có trong văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức.
Hướng dẫn giải:
- Đọc lại văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức
- Dựa vào nội dung Ôn lại thể loại truyện khoa học viến tưởng
- Chú ý một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng
- Tìm trong văn bản các yếu tố đó:
+ Đề tài: Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán
+ Nghệ thuật: Các yếu tố hư cấu
+ ...
Lời giải chi tiết:
Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương có các đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng sau:
- Đề tài: Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán
- Nghệ thuật:
+ Các yếu tố hư cấu, có tính chất li kì
+ Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai
- Tình huống: li kì, gay cấn
- Không gian: đại dương và đáy đại dương
Lời kết
- Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 7, các em cần:
+ Nắm được các đặc điểm chính trong văn bản truyện khoa học viễn tưởng đã học
+ Nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài học Củng cố, mở rộng Bài 7 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 7: Thế giới viễn tưởng. Từ đó, các em có thể vận dụng viết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247