YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 41 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Dấu chấm lửng được sử dụng rất nhiều trong văn bản nhưng mỗi trường hợp cụ thể, chúng lại có công dụng khác nhau. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 41 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về đặc điểm và tác dụng của dấu chấm lửng. Từ đó, vận dụng vào quá trình phân tích bài tập và tạo lập văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

- Kí hiệu là: " ..." 

1.2. Tác dụng của dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết:

Ví dụ:

Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lỗi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng:

Ví dụ:

Hay là bây giờ em nghĩ thế này... Song anh có cho phép nói em mới cảm nói..

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

- Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thưường có sắc thái hài hước, châm biếm:

Ví dụ:

Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chó giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả".

(Lạc Thanh, Xem người ta kia!)

 

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn (7-10 câu) tả cảnh cơn mưa sân trường vào giờ ra chơi, trong đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và nêu tác dụng.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học

- Lên ý tưởng câu văn có sử dụng dấu chấm lửng

- Kết hợp hiểu biết cá nhân viết đoạn văn (7-10 câu) tả cảnh cơn mưa sân trường vào giờ ra chơi

+ Giờ ra chơi sân trường nhộn nhịp

Trên sân trường lúc này nhiều trò chơi diễn ra

+ Giờ ra chơi giúp học sinh thư giãn

+ ...

- Dựa vào nội dung Tác dụng của dấu chấm lửng nêu tác dụng 

Lời giải chi tiết:

Sau năm phút tập thể dục giữa giờ, các trò chơi cũng nhanh chóng bắt đầu dưới bóng mát của hàng cây xanh. Trên sân trường lúc này nhiều trò chơi diễn ra, nào là đá bánh, chơi chuyền, nhảy dây,... Chỗ này, mấy bạn nam đá cầu, những quả cầu xanh đỏ bay lên hạ xuống không chạm đất xem rất vui mắt. Chỗ kia mấy em học sinh lớp Một ngồi thành vòng tròn chơi chuyền nẻ, đôi bàn tay bé nhò rải những que nẻ xuống nền xi măng kêu lách tách. Bên cạnh đó, vài nhóm bạn lớp Bốn tụm năm, tụm ba bắn bi, bịt mắt bắt dê hoặc chơi mèo đuổi chuột trên sân cỏ phía sau các phòng học. Trên sân trước phòng học, các bạn nữ chơi nhảy dây rất nhịp nhàng. Dây quay vun vút, tiếng dây chạm đất đen đét rất vui tai. Người nhảy, tóc bay loà xoà, miệng cười chúm chím, chiếc khăn quàng đỏ phấp phới tung bay trên vai. Giờ ra chơi giúp học sinh thư giãn sau những tiết học căng thẳng.

- Câu văn sử dụng dấu chấm lửng: Trên sân trường lúc này nhiều trò chơi diễn ra, nào là đá bánh, chơi chuyền, nhảy dây,... 

- Tác dụng: Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết còn nhiều trò chơi khác trên sân trường tương tự chưa liệt kê hết.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 41 các em cần:

+ Hiểu được khái niệm của dấu chấm lửng

+ Nắm được các tác dụng của dấu chấm lửng

+ Vận dụng giải bài tập về dấu chấm lửng cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 41 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về khái niệm và tác dụng của dấu chấm lửng, từ đó vận dụng giải bài tập và viết bài văn hiệu quả. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF