YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 34 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Để thể hiện nội dung văn bản rõ ràng người viết cần đảm bảo tính mạch lạc và liên kết các câu văn. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 34 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về tính mạch lạc và liên kết trong ᴠăn bản văn bản. Từ đó, vận dụng vào quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc trong văn bản

- Mạch lạc có nghĩa:

+ Trôi chảy thành dòng, thành mạch

+ Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản

+ Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn

- Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí vì: Trình tự hợp lý của các câu văn, các ý là đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc

b. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

- Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

- Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

1.2. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

a. Tính liên kết của văn bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản.

- Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu trong đoạn văn phải có sự liên kết.

- Điều kiện để một văn bản có tính liên kết:

+ Nội dung của các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu trong văn bản phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.

b. Phương tiện liên kết trong văn bản

- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu.

- Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

Bài tập minh họa

Bài tập: Đoạn văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?

“Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng."

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Tính liên kết của văn bản

- Phân tích tính liên kết trong đoạn văn và trả lời các câu hỏi để làm bài tập:

+ Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo điều gì?

Ở bề mặt ngôn ngữ đoạn văn trên có liên kết không?

+ Các câu có thống nhất trong một nội dung ý nghĩa không?

Lời giải chi tiết:

Một đoạn văn được xem là có tính liên kết tức là phải đảm bảo sự nối kết chặt chẽ giữa các câu trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. Hai phương diện liên kết này không thể tách rời nhau. Ở bề mặt ngôn ngữ, thoạt xem, đoạn văn trên có vẻ liên kết, nhưng thực ra các câu không thống nhất trong một nội dung ý nghĩa.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 34 các em cần:

+ Hiểu được sự mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

+ Hiểu được sự liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

+ Vận dụng giải bài tập sự mạnh lạc và liên kết trong văn bản cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 34 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về sự mạnh lạc và liên kết trong văn bản, từ đó vận dụng giải bài tập và viết bài văn hiệu quả. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 34 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF