YOMEDIA
NONE

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 7 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Những bước đột phá về khoa học làm nên những câu chuyện viễn tưởng hấp dẫn, lôi cuốn con người. Ở Bài 7: Thế giới viễn tưởng các em đã được tìm hiểu về đặc điểm của thể loại truyện viễn tưởng cùng các khám phá về tự nhiên và vũ trụ hấp dẫn. Đồng thời biết cách viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến tán thành về một vấn đề trong đời sống. Bài soạn Củng cố, mở rộng Bài 7 dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại phần kiến thức trong toàn bài. Mời các em cùng tham khảo!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại thể loại truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán, thường có tính chất li kì.

- Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng cách viết lo-gic nhằm triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay công nghệ tương lai.

- Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện tại nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể trở thành sự thật.

- Truyện khoa học viễn tưởng xuất hiện đầu tiên ở Pháp vào khoảng nửa sau thế kỉ XIX, sau đó nhanh chóng lan rộng ra các nước như Mỹ, Anh, Ca-na-đa, Nga và phổ biến trên thế giới.

- Một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng

+ Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất…Tất cả những hoạt động ấy được thực hiện dựa trên cơ sở những phát kiến khoa học đặc biệt trong tương lai, liên quan đến bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học hay khoa học vũ trụ.

+ Không gian của truyện khoa học viễn tưởng có thể là không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương) hoặc ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ mặt trời hay trong những thiên hà xa xôi khác). Thời gian diễn ra câu chuyện viễn tưởng là thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.

+ Cốt truyện trong truyện khoa học viễn tưởng gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dự trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học.

+ Nhân vật chính của truyện khoa học viễn tưởng thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo và khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.

1.2. Ôn tập cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

1.2.1. Yêu cầu khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.

- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận

- Đưa ra những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành đó là có căn cứ.

1.2.2. Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

* Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

- Chọn một nhân vật lịch sử là nhà quân sự, nhà chính trị, nhà khoa học…hoặc những người có tài năng xuất chúng, sáng tạo ra những sản phẩm có ích cho cộng đồng mà em biết.

- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay thành tựu, chiến công của nhân vật mà em thấy thú vị.

b. Tìm ý

Cần trả lời những câu hỏi sau:

- Sự việc diễn ra ở đâu, khi nào? Sự việc đó diễn ra như thế nào?

- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về sự việc được kể?

c. Lập dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu đôi nét về nhân vật.

+ Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

- Thân bài:

+ Kể diễn biến của sự việc. Lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.

+ Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

* Viết bài

Cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý.

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp.

- Lưu ý tính xác thực của các chi tiết có liên quan đến sự việc được kể.

- Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.

* Chỉnh sửa bài viết

Rà soát bài viết và chỉnh sửa theo gợi ý sau:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Giới thiệu được nhân vật và sự việc liên quan đến nhân vật

Đọc lại phần mở bài để đảm bảo đúng yêu cầu đề ra.

Cung cấp được thông tin về sự việc mà bài viết nói tới

Kiểm tra độ xác thực của thông tin và chỉnh sửa nếu có sai sót.

Trình bày được diễn biến của sự việc. Có sử dụng yếu tố miêu tả trong khi kể. Nêu được ý nghĩa của sự việc được nói đến.

Lưu ý về trình tự của sự việc được kể. Sắp xếp sự việc theo trật tự trước sau. Bổ sung nếu thấy yếu tố miêu tả và phần nêu ý nghĩa của sự việc.

Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được nói đến.

Đánh dấu những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, ấn tượng về sự việc. Nếu chưa có hoặc chưa đủ cần bổ sung.

Đảm bảo yêu cầu về chính tả, diễn đạt.

Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong bài viết, chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi.

2. Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Vì sao văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” và “Đường vào trung tâm vũ trụ” được coi là truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời:

Văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” và “Đường vào trung tâm vũ trụ” được coi là truyện khoa học viễn tưởng vì xuất hiện các yếu tố khoa học hư cấu, không có thật.

Câu 2: Theo em, điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời:

Theo em, điều tạo nên sức hấp dẫn của truyện khoa học viễn tưởng đó chính là các chi tiết hư cấu, kì ảo. Điều này sẽ khiến nội dung truyện trở nên dấp dẫn hơn, thu hút, kích thích sự tò mò của độc giả.

Câu 3: Tìm hiểu thêm về hệ sinh quyển trên Trái Đất từ đó liên hệ để dự đoán có hành tinh nào có sự sống nữa hay không? Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) về dự đoán của em.

Trả lời:

Hệ sinh quyển là hệ thống động vô cùng phức tạp, là toàn bộ thế giới sinh vật cùng các yếu tố của môi trường bao quanh chúng ta trên Trái Đất. Thành phần quan trọng nhất của sinh quyển là thực vật, khi thực vật xuất hiện dưới tác dụng của quá trình quanh hợp thì oxy mới được sản sinh giúp bầu khí quyển chứa lượng lớn oxy đủ để cung cấp giúp con người đầy trí tuệ và động vật lớn mới có khả năng tồn tại được trên Trái Đất. Sinh quyển cung cấp hệ sinh thái cần thiết cho sự tồn tại, các sinh vật sống muốn tồn tại cần phải thích nghi với khí hậu của sinh quyển. Sinh quyển cũng là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy trên Trái Đất bởi trong hệ sinh thái đa dạng sinh học được phát triển mạnh mẽ. Sinh quyển mang đầy đủ những đặc điểm để trở thành hệ thống có chức năng hỗ trợ sự sống của hành tinh, chính vì vậy, rất có thể vẫn còn có hành tinh còn sự sống.

Câu 4: “Mỗi người sinh ra đều là thiên tài” (An-be Anh-xtanh). Em hiểu câu nói này như thế nào? Hãy trình bày cách hiểu của mình cho các bạn cùng nghe.

Trả lời:

“Mỗi người sinh ra đều là thiên tài”

Câu trích dẫn này nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người sinh ra đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Cần tìm ra điểm mạnh của cá nhân để từ đó duy trì, phát triển và trau dồi nó. Và hãy phát triển bản thân mình theo đúng năng lực và sở trường để mình có thể tự tin, có được thành công và hạnh phúc đúng nghĩa.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Củng cố và mở rộng Bài 7. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích đặc điểm truyện khoa học viễn tưởng trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”.

Trả lời:

Đặc điểm truyện khoa học viễn tưởng trong văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”:

- Cốt truyện: tưởng tượng, dựa trên giả thuyết về công nghệ gen. 

- Sự việc: li kì. 

- Không gian: ngoài Trái Đất (tâm Vũ Trụ) 

- Thời gian: dịch chuyển giữa hiện tại và cổ đại. 

- Nhân vật: có trí thông minh, ưa phiêu lưu, mạo hiểm; nhân vật kì ảo (con ngựa có cánh, …) 

4. Hỏi đáp về bài Củng cố, mở rộng Bài 7 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF