YOMEDIA
NONE

Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Ngữ văn 12

Phần hướng dẫn soạn bài với các gợi ý giải bài tập cụ thể, rõ ràng sẽ giúp các em ôn tập và củng cố lại kiến thức lý thuyết đã học về cách làm bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; biết cách vận dụng vào thực hành. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ tóm tắt

 

2. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

2.1. Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề

  • Xác định dạng đề, yêu cầu nội dung (đối tượng), yêu cầu về phương pháp, Yêu cầu về phạm vi tư liệu - dẫn chứng.

2.2. Bước 2: Lập dàn ý

  • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
  • Thân bài:
    • Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
    • Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
    • Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.
    • Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
    • Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu.
    • Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
  • Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

2.3. Bước 3: Viết bài

2.4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)

3. Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Đề bài:

Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài "Tràng giang" của Huy Cận:

"Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về đoạn thơ cần phân tích.

b. Thân bài

  •  Nội dung:
    • Cảnh chiều xuống trên sông: đẹp như­ng buồn.
    • Tâm trạng của nhà thơ: Nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hư­ơng.
  • Nghệ thuật:
    • Hình ảnh đối lập, gợi cảm: núi mây hùng vĩ cánh chim bé nhỏ.
    • Âm điệu phù hợp: dập dềnh, mênh mang như­ sóng n­ước trên Tràng giang.
    • Tứ thơ mới mẻ có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển của thơ Đ­ường với bút pháp lãng mạn của thơ mới.

c. Kết bài

  • Đánh giá lại giá trị của đoạn thơ.

Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON