YOMEDIA
NONE

Xuân về - Nguyễn Bính - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Với tình yêu quê hương tha thiết, Nguyễn Bính đã vẽ nên bức tranh mùa xuân làng quê thanh bình trong bài thơ Xuân về với những hình ảnh thân thuộc nhưng đầy thơ mộng. HOC247 xin giới thiệu đến các em bài học Xuân về - Nguyễn Bính thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về tác phẩm. Đồng thời, hiểu hơn về phong cách thơ mộc mạc, dân dã của Nguyễn Bính. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Bính

a. Tiểu sử - Cuộc đời

Nguyễn Bính (1918-1966)

- Nguyễn Bính (1918-1966), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

- Gia đình: nhà Nho nghèo, mồ côi cha mẹ sớm.

- 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

- 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

- Mất đột ngột 20/01/1966.

- Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

b. Sự nghiệp văn học

* Tác phẩm chính:

- Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...).

- Các tác phẩm chính: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...

* Phong cách thơ:

Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê:

- Nội dung:

+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những  truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

+ Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam. Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê....

- Hình thức:

+ Hình ảnh thơ bình dị: cây đa, bến nước...

+ Thê thơ dân tộc: Lục bát.

+ Ngôn ngữ: sử dụng yếu tố của ca dao dân ca...

1.1.2. Tác phẩm Xuân về

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1937 in trong Tuyển tập thơ Nguyễn Bính.

b. Thể loại

- Thơ tự do.

c. Bố cục 

Có thể chia làm bốn phần:

- Khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về

- Khổ 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

- Khổ 4: Cảnh đi trẩy hội mùa xuân

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Vẻ đẹp khi gió xuân về

- Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má "gái chưa chồng

- Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong"

=> Bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh "màu má gái chưa chồng" và "đôi mắt trong" của cô hàng xóm đang "ngước mắt" nhìn trời xuân

1.2.2. Vẻ đẹp khi nắng xuân về

- Gió xuân thổi về từng trận rồi "gió bay đi", gợi lên sự phơi phới

- Mưa xuân, mưa bụi trắng trời, nay mưa đã tạnh, bầu trời rất đẹp, một không gian ấm áp: "giời quang, nắng mới hoe".

- "Lá nõn" là những mầm lá, những lá non màu xanh mượt, "nhành non" là những cành tơ mới nẩy lộc có nhiều lá nõn màu xanh như ngọc.

=> Lá xuân mỡ màng, non tơ sáng ngời lên lấp lánh. Các chữ: "nõn", "non", 'bạc?", đã gợi lên sắc xuân và sức xuân kì diệu.

- Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện "Từng đàn con trẻ chạy xum xoe".

=> Cảnh xuân càng trở nên ý vị đậm đà.

1.2.3. Vẻ đẹp đồng quê xuân về

Mùa xuân về nơi làng quê

- Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày "nghỉ việc đồng", ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân.

- Cánh đồng làng bát ngát "lúa con gái mượt như nhung".

- Vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi "ngào ngạt hương bay"

- Mùi thơm nồng nàn, quấn quít "bướm vẽ vòng".

- Chữ "đầy", chữ "ngào ngạt" là hai nét vẽ gợi lên cái thần, cái hồn của vườn xuân chốn quê.

=> Cảnh bướm, hoa trong vườn xuân thật trữ tình nên thơ. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc đồng quê để viết nên những câu thơ tuyệt bút về hương hoa, về bướm hoa trong mùa xuân

1.2.4. Cảnh đi trẩy hội mùa xuân

- "Một đôi cô" duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: "yếm đỏ khăn thâm" đi trẩy hội chùa.

- Các cụ già, bà già "tóc bạc" lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô.

=> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ là bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Từ ngữ gợi tả gợi cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của mình về bài thơ Xuân về - Nguyễn Bính, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài thơ Xuân về - Nguyễn Bính, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ, có thể tham khảo các ý chính sau:

"Xuân về" là một bài thơ xuân hay của tác giả Nguyễn Bính

Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng

Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc

+ ...

Lời giải chi tiết:

"Xuân về" là một bài thơ xuân hay của tác giả Nguyễn Bính, cho ta nhiều ấn tượng và yêu thích. Những nét vẽ về "lá nõn, nhành non...", về lúa con gái, "mượt như nhung", về hoa bưởi hoa cam rụng đầy vườn "ngào ngạt hương bay", với "bướm vẽ vòng", tất cả đã gợi lên một bức tranh xuân tươi đẹp, đầy hương sắc, rất mặn mà, thân thuộc. Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng, với "yếm đỏ khăn thâm", còn có bà già đi hội, chống gậy trúc, lần tràng hạt, miệng nam mô. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc đậm đà, đáng yêu. Nguyễn Bính đã gợi lên cái hồn quê nơi thôn quê, đã để thương để nhớ trong lòng người bấy nay. Tình quê, hồn quê là nét đẹp trong "Xuân về" của Nguyễn Bính. Thơ trong sáng, dung dị vơi đầy một tình xuân đồng quê đầm ấm và rung động, thiết tha. Thơ Nguyễn Bính dịu dàng, êm đẹp như ca dao, dân ca.

Lời kết

- Học xong bài Xuân về - Nguyễn Bính, các em cần nắm:

+ Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người khi nắng, gió xuân về

+ Phân tích không gian náo nhiệt cảnh đi trẩy hội mùa xuân

Soạn bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Đoạn trích Xuân về - Nguyễn Bính mang đến cho người đọc cảm xúc dạt tràn đầy sức sống trước bức tranh thiên nhiên và con người nô nức đón mùa xuân về trên làng quê. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Xuân về - Nguyễn Bính tái hiện bức tranh xuân hòa vào tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON