Biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê giúp cho nội dung biểu đạt của văn bản trở nên cụ thể, rõ ràng hơn. Bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 77 thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nhận diện và biết cách sử dụng các biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê linh hoạt hơn. Từ đó, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Biện pháp tu từ chêm xen
- Chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ dung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu ngạch ngang hoặc được đặt trong ngoặc đơn.
Ví dụ:
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
1.2. Biện pháp tu từ liệt kê
- Liệt kê là biện pháp sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.
- Xét theo cấu tạo, có kiểu liệt kê theo từng cặp và không theo từng cặp.
Ví dụ:
+ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)
+ Một chiếc giường đơn, một ngọn đèn loa kì trên chiếc chống tre, bộ ấm tích, điếu bát. (Bảo Ninh)
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kế không tăng tiến.
Ví dụ:
+ Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. (Nam Cao)
+ Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị oà nai nịt như mọi người tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính Tô Châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay. (Bảo Ninh)
Bài tập minh họa
Bài tập: Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau đây về các mặt:
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu
- Dấu câu tách biệt bộ phận đó
- Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc
a. Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn:
- Vừa thổ hả?
b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói hét và ốm đau.
c.
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)
(Quê hương – Giang Nam)
d. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
(Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh)
Hướng dẫn giải:
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó.
- Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chíng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện).
- Dựa vào đó phân tích từng trường hợp cụ thể.
Lời giải chi tiết:
- Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó.
- Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.
- Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chíng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện ).
a. (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ "thị hỏi hắn".
- Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (...)
- Tác dụng của bộ phận đó: để bổ sung thông tin cái khoảnh khắc "Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn" (tức Chí Phèo).
b. cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: bổ sung cho từ "cô độc" đứng trước.
- Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,)
- Tác dụng của bộ phận đó: giải thích, làm rõ ý nghĩa của từ "cô độc" đối với nhân vật Chí Phèo lúc bấy giờ (trong tương quan với đói rét và ốm đau).
c. có ai ngờ và thương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn.
d. Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho "chúng tôi", nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy (,).
Lời kết
- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 77, các em cần nắm:
+ Nhận biết biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê
+ Áp dụng vào giải các bài tập về biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê cụ thể
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 77 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 77 sẽ giúp các em nhận diện và phân tích biện pháp tu từ chêm xen và liệt kê, qua đó vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 77 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247