YOMEDIA
NONE

Soạn bài Xuân về - Nguyễn Bính - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nguyễn Bính được mệnh danh là nhà thơ của làng quê, bởi trong các sáng tác của ông đa số đều là cảnh thiên nhiên và con người dân dã. Bài thơ Xuân về là một trong số đó với khung cảnh mùa xuân sức bình dị mang đậm hình ảnh của miền Bắc. Bài soạn Xuân về - Nguyễn Bính thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về văn bản. Từ đó hiểu hơn về phong cách sáng tác của Nguyễn Bính. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Bài thơ là bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

1.2. Nghệ thuật

- Từ ngữ gợi tả gợi cảm

- Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

2. Soạn bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Liệt kê một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ.

Trả lời:

Một số hình ảnh gợi tả không khí "xuân về" trong bài thơ:

- Lá nõn, ngành non

- Người dân nghỉ việc đồng.

- Lúa thì con gái.

- Hoa bưởi, hoa cam rụng.

- Các cô, các bà trẩy hội chùa.

Câu 2: Phát biểu cảm nhận về một hình ảnh đặc trưng cho bức tranh mùa xuân làng quê Việt Nam trong bài thơ.

Trả lời: 

Tôi thích nhất là hình ảnh lúa thì con gái. Lúa lúc này giống như một cô gái mới lớn, tràn đầy sức sống, xuân thì. Con gái là danh từ đã trở thành tính từ để làm rõ tính chất của lúa: còn non, còn xanh, rất mượt, rất đẹp.

Câu 3: Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết nhan đề Xuân về đã góp phần thể hiện chủ đề, cảm hứng chủ đạo ấy như thế nào?

Trả lời: 

- Chủ đề của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: cảm hứng trữ tình, thể hiện cảm xúc, sự say đắm với khung cảnh mùa xuân.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Phân tích bài thơ Xuân về - Nguyễn Bính, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.

Trả lời:

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, sinh năm 1919 tại thôn Thiệu Vịnh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Mồ côi mẹ từ lúc còn nằm nôi, lên 10 tuổi Nguyễn Bính đã phải theo anh là Nguyễn Mạnh Phác (nhà văn Trúc Đường) ra Hà Nội giúp nhau kiếm sống. Nguyễn Bính ba lần vào Nam, để lánh chuyện bị chính quyền Pháp làm khó dễ. Nguyễn Bính đã đổi tên trong căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết. Nguyễn Bính làm thơ khá sớm. Cô hái mơ là bài thơ dăng báo đầu tiên. Năm 1937, ông được giải thưởng Tự lực Văn đoàn vơi tập thơ Tâm hồn tôi. Từ đó, người đọc quý mến Nguyễn Bính bởi ông đã tạo được phong vị thơ đặc biệt cho mình: phong vị lục bát ca dao. Bài thơ Xuân về lại mang phong vị khác cho bạn đọc: phong vị thơ mới thất ngôn.

Ít có nhà văn, nhà thơ nào không ghi cảm nhận về mùa xuân của mình lên trang giấy. Mỗi người một nét nhìn, một phong vị văn thơ khác nhau nhưng hầu như ai cũng ca ngợi sức sống của đất trời, của con người mùa xuân. Với Nguyễn Bính mùa xuân bao trùm lên tất cả. Trong bốn khổ thơ bảy chữ tác giả là người quan sát và miêu tả bằng những câu thơ trong sáng, nhẹ nhàng. Nét xưân đầu tiên mà nhà thơ cảm nhận từ một vị trí gần với nhà thơ nhất:

Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.

“Xuân về" đầu tiên mà Nguyễn Bính “thấy” chỉ là cảm nhận qua tác nhân khác, qua hình ảnh khác. Tác nhân ấy là “gió đông”, có thể không còn làm da lạnh buốt khiến nhà thơ cảm nhận là xuân đang về và tác nhân ấy chính là “cổ hàng xóm" mới lớn có “màu má - đôi mắt trong" biểu hiện sức sống dạt dào, thanh tân của những ngày đầu năm mới. Xuân gần là ở đó, là ở gió, là cô láng giềng đang lơ đãng nhìn trời dưới mái hiên...

Rồi xa hơn một chút:

Từng đàn con trẻ chạy xun xoe

Mưa tạnh giời quang nắng mới hoe

Lá nõn nhành non ai tráng bạc

Gió về từng trận gió bay đi.

Khung cảnh thật tươi sáng và trong lành. Trời không mưa. “Gió về từng trận gió hay đi", câu thơ mang lại cho người đọc không khí mát mẻ, nhẹ nhàng mà không là gió lốc, gió xoáy. “Lá nõn nhành non ai tráng bạc" là một câu thơ đẹp về hình ảnh, hay về nội dung. Đẹp về hình ảnh “lá nõn nhành non” và nghệ thuật so sánh “ai tráng bạc”; hay là ở chỗ nó làm phong phú thêm sắc màu tươi trẻ của ngày xuân, làm cái nền rất phù hợp với niềm vui của “đàn con trẻ”. Bức tranh xuân về mở rộng thêm:

Thong thả dân gian nghỉ việc đồng

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng

Ngào ngạt hương hay, bướm vẽ vòng.

Không gian bức tranh Xuân về mở rộng thành một tổng thể. Từ mái hiên hàng xóm, lá nõn nhành non rộng ra khu vườn với màu sắc của hoa bưởi hoa cam ngọt ngào hương thơm và đầy ong bướm lượn. Tất cả nằm trong khung nền của cánh đồng làng “lúa thì con gái mượt như nhung". Lúa đang lớn, đang vào lúc sắp trổ bông lá xanh mềm mại trải khắp. Lúc này, nhà nông nhàn nhã nghĩ tới việc “tháng giêng ăn tết ở nhà"

Phần cuối cùng của bức tranh tổng thể Xuân về là hình ảnh:

Trên đường cát mịn một đôi cô

Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc

Tay lần tràng hạt miệng nam mô.

Nếu ở hai khổ thơ giữa nhà thơ miêu tả cảnh cây cỏ, ruộng lúa,... là chính thì ở khổ thơ trên nhà thơ lại tập trung miêu tả về con người đang đón xuân về, đặc biệt là các cô gái và các cụ bà. Ba khổ thơ đầu, nhà thơ miêu tả xuân đang về với con người, còn ở khổ thơ này thì xuân đã về, con người thực sự đón xuân. Một trong những hình thức đón xuân ấy là “trẩy hội chùa”. Cảnh trong khổ thơ là cảnh làng quê miền Bắc vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Đi trẩy hội chùa phần lơn là ngươi già và các cô gái. Quanh năm chân lấm tay bùn, quần áo bạc màu mưa gió. Nhân xuân về, các cô diện “yếm đỏ khăn thâm” dắt bà thong thả đến chùa cầu phước.

Như trên đã viết, Xuân về mang một phong vị khác trong thơ ca của Nguyễn Bính. Cảnh Xuân thì vẫn là cảnh đầy sức sống với cảnh sắc tươi sáng, trong lành của làng quê Việt Nam nhưng những dòng thơ về cảnh sắc ây lại là những dòng thơ mới đang trong thời khuây động thành phong trào. Riêng về Xuân về mà xét thì đó là một bài thơ hay trong những bài thơ ghi lại những hình ảnh đặc trưng của quê Việt vào những năm đầu của thế kỉ XX.

4. Hỏi đáp về bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Xuân về - Nguyễn Bính Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Xuân về - Nguyễn Bính đã tái hiện khung cảnh mùa xuân nơi làng quê bình yên với những điều bình dị nhưng đậm đà tình cảm của nhà thơ. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON