YOMEDIA
NONE

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Để viết được một bài văn nghị luận phân tích tác phẩm tự sự hoặc kịch các em cần trang bị cho mình những kiến thức về kiểu bài yêu cầu và quy trình làm. Bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em tiếp cận dạng đề trên và có những bài viết sáng tạo cho riêng mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Kiểu bài

Phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch là kiểu bài nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự (sử thi, truyện kể, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí,...) hoặc tác phẩm kịch (chèo, tuồng, hài kịch, bi kịch,...).

1.2. Các yêu cầu

Ngoài những yêu cầu về nội dung nghị luận và kĩ năng nghị luận như đã trình bày, khi thực hiện bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự/ kịch, bạn cần phân tích, nhận xét về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại.

- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,... thì cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,... góc nhìn, thái độ, quan điểm, cảm xúc và ngôn từ của tác giả.

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...

- Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

1.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

- Tham khảo các bài trước để xác định đề tài phù hợp. Với hai đề bài nêu trên, phạm vi cho phép bạn lựa chọn rất rộng. Bạn có thể chọn một tác phẩm truyện hoặc một màn kịch nào đó để phân tích, đánh giá.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Để xác định các nội dung chính của bài phân tích, bạn có thể đặt và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của tác phẩm này là gì? Những tác phẩm nào có cùng chủ đề? Chủ  đề của tác phẩm cần phân tích, đánh giá đó có gì sâu sắc, mới mẻ? Chủ đề đó bao gồm các khía cạnh nào và được khơi sâu nhờ bút pháp thế nào?

- Hoặc các câu hỏi: Tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào (truyện, kịch)? Thể loại ấy có những điểm gì đáng lưu ý? Các yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm có gì đặc sắc và đã góp phần thể hiện chủ đề thế nào?

Lập dàn ý

Sắp xếp, trình bày các ý đã tìm thành một dàn ý. Riêng với dàn ý phần thân bài, bạn cần:

- Lần lượt chi tiết hóa các luận điểm.

- Thân bài cần trình bày ít nhất hai luận điểm, một luận điểm phân tích, đánh giá chủ đề và một luận điểm phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

1. Lời kể theo dòng tâm trạng.

2. Lời kể xen kẽ thực tế và mộng tưởng.

3. Nhiều kiểu lời văn

Một ví dụ khác: nếu đề bài là phân tích đánh giá một màn kịch (chẳng hạn: Huyện Trìa, Đề Hầu, Sư Nghêu Mắc lỡm Thị Hến), các luận điểm chính trong phần thân bài có thể sắp xếp như sau:

1. Màn kịch đã phơi bày bộ mặt gian trá, nhũng nhiễu và háo sắc của các nhân vật “tai to mặt lớn” như quan huyện, thầy đề, kẻ đột lốt thầy tu; khẳng định sự ngôn ngoan, sắc sảo của những người đàn gà góa, nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở thôn quê ngày xưa,

2. Màn kịch sử dụng tình huống hài kịch quen thuộc với sự dẫn dắt mâu thuẫn khéo léo, bất ngờ, hành động giàu kịch tính.

3. Màn kịch sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ đối thoại của hài kịch để khắc họa nổi bật tính cách của các nhân vật: Thị Hến, Sư Nghêu, Đế Hầu, Huyện Trìa (Lí lẽ và bằng chứng).

Bước 3: Viết bài:

- Bố cục bài viết gồm các phần:

+ Mở bài: giới thiệu tác phẩm tự sự tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).

+ Kết bài: khẳng định lại một cách khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm Giang - Bảo Ninh, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch.

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có).

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm Giang (Bảo Ninh).

2. Thân bài

a. Chủ đề của tác phẩm:

- Sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh.

b. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Điểm nhìn đa dạng.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

3. Kết bài: 

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh là một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh. Chủ đề của truyện ngắn cũng như hình thức nghệ thuật trong Giang rất nhẹ nhàng, nhưng khắc khoải, khiến cho con người ta phải suy nghĩ mãi. Đó có lẽ là sự thành công trong truyện ngắn này của nhà văn Bảo Ninh.

Chủ đề của Giang là sự gặp gỡ và nỗi nhớ của những con người trong chiến tranh. Không giống với hiện thực chiến tranh ở các tác phẩm văn học cách mạng vốn là sự chiến đấu hay anh dũng, hiện thực chiến tranh trong Giang của Bảo Ninh là một hiện thực khác. Đó là một hiện thực với cuộc gặp gỡ thoáng chốc mà nỗi nhớ đến cả đời người, day dứt. Chiến tranh đã chia cắt con người ta, đã chia cắt sự lãng mạn lứa đôi, không cho con người ta ngày gặp lại. Hiện thực ấy cũng rất tàn khốc chẳng kém gì máu và đạn bom nơi chiến trường. Với một chủ đề như vậy, Giang đã thành công để bạn đọc đón nhận.

Sự thành công của truyện ngắn này không chỉ nằm ở đề tài hay chủ đề mà còn nằm ở hình thức nghệ thuật. Với điểm nhìn của người kể chuyện xưng "tôi" - trực tiếp tham gia vào câu chuyện, truyện ngắn trở nên gần gũi hơn khi là lời chia sẻ của người trong cuộc. Người kể chuyện ở đây dẫu "hạn tri" nhưng lại đúng là bản chất của con người trong cuộc sống hiện thực - không bao giờ biết được tất cả.

Như vậy, có thể thấy chủ đề và hình thức nghệ thuật trong Giang đã làm nên sự thành công cho truyện ngắn này. Truyện ngắn Giang của Bảo Ninh đã giúp người đọc hiểu thêm về cuộc đời, số phận của con người trong chiến tranh. Từ đó, càng cảm thấy tự hào và biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc cho Tổ quốc.

Lời kết

- Học xong bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch, các em cần:

+ Nắm được các yêu cầu về bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

+ Vận dụng viết bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON