HOC247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Ôn tập Học kì 1 thuộc sách Cánh Diều dưới đây nhằm hỗ trợ các em trong quá trình tổng hợp và ôn tập kiến thức đã học trong suốt một học kì vừa qua. Từ đó áp dụng kiến thức vào giải các bài tập và làm bài thi. Chúc các em sẽ có được một tiết học thật thú vị nhé!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vượng
- Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019
- Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh
1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt
- Ngữ âm và chính tả
- Một số lỗi thường gặp khi dùng từ tiếng Việt
- Một số lỗi thường gặp về trật tự từ
- Một số lỗi dùng từ thường gặp
- Cách trích dẫn
- Cách chú thích
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
2. Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Câu 1: Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 10, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Loại văn bản đọc |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
|
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
|
|
Trả lời:
Loại văn bản đọc |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
Tên văn bản |
Văn bản văn học |
Thần thoại và sử thi |
- Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) - Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) - Ra - ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki) |
Thơ Đường luật |
- Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) - Tự tình (Hồ Xuân Hương) - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) |
|
Chèo và tuồng |
- Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham) - Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến) - Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính) |
|
Văn bản nghị luận |
|
|
Văn bản thông tin |
Văn bản tổng hợp thông tin, bản tin |
- Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương) - Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh) - Lễ hội Ok Om Bok (Theo Thạch Nhi) - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng) |
Câu 2: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
Trả lời:
- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
* Đặc điểm tiêu biểu
- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, cố khi được chia thành ba cõi; cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể.
- Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gần với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
- Cốt truyện của thần thoại và sử thi là chuỗi sự kiện (biến cố) được sắp xếp theo một trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
- Nhân vật thần trong thần thoại có ngoại hình và hành động phi thường, có khả năng biến hoá khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đầu chống kẻ thủ và chính phục tự nhiên.
- Trong thần thoại và sử thi, lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
- Thơ Đường luật: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ)
* Đặc điểm tiêu biểu của thơ Đường luật
Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).
- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
- Chèo và tuồng: Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nham), Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
* Đặc điểm tiêu biểu
- Chèo cổ (còn gọi là chào sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chèo cổ phần ảnh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến, ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn. Những vở chèo cổ đặc sắc gồm: Quan Âm Thị Kinh, Lưu Bình – Dương Lê, Kim Nham, Trương Viên, Từ Thức…
- Chèo cổ là bộ môn nghệ thuật tổng hợp của ngôn từ, âm nhạc, vũ đạo, tạo hình.... Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyền Nam, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tầm, nghiên cứu,… ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu.
- Tuồng là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc. Tuồng được chia làm hai loại: tuồng cung đình (còn gọi là tuồng thấy, tuồng pho) và tuồng hải (còn gọi là tuồng đồ).
- Tuồng cung đình viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ vương triều; có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng, quyết liệt giữa hai phe trung – nịnh, tốt – xấu.... Có thể kể đến các vở tuồng cung đình tiêu biểu như: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Tam Xuân,...
- Tuồng hài viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa. Các vở tuồng hài tiêu biểu: Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Trương Ngáo, Trương Đỗ Nhục, Trần Bí....
- Văn bản thông tin và bản tin: Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội Đền Hùng 2019 (Theo Thế Phương), Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (Theo Bình Trịnh)
* Đăc điểm tiêu biểu
- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khảo (biểu cảm, tự sự, miêu tả...) Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,…
- Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời, có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ dưới hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Xác định các điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Trả lời:
* Điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10:
- Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hóa Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam). Thể loại này đã được học ở Trung học cơ sở, ở đây lưu ý thêm mấy điểm sau:
- Hình ảnh trong thơ Đường luật thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
- Trong bài thơ Đường luật, thông thường chỉ gieo một vần và là vẫn bằng cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1, 2, 4, 6, 8 (với thơ bất cú).
- Thơ Đường luật rất chú trọng đối và nghệ thuật đối khá đa dạng. Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng tĩ oại (cùng danh từ, động từ,...). Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đề về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.
* Cách đọc hiểu các văn bản thơ:
- Cần xác định được chủ đề của bài thơ
- Các phép đối, vần, biện pháp nghệ thuật được sử dụng
- Chú ý đến các hình ảnh ẩn dụ, so sánh được sử dụng
- Xác định được tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm
Câu 4: Bài 3 yêu cầu đọc hiểu văn bản tuồng, chèo có gì giống và khác so với các bài đọc hiểu truyện và thơ trong sách Ngữ văn 10, tập một.
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều bàn luận về một vấn đề nhất định
- Đều mang theo tâm tư, tình cảm của người viết và đưa ra thông điệp sau khi đọc
* Khác nhau
- Chèo và tuồng: mang tính dân gian, gần gũi với cuộc sống hàng ngày
- Truyện thần thoại, sử thi: mang tính chất tưởng tượng nhiều hơn
- Thơ: mang nặng tâm tư, tình cảm của người viết
Câu 5: Phân tích nội dung, hình thức và ý nghĩa của các văn bản thông tin trong Bài 4 sách Ngữ văn 10 tập một.
Trả lời:
* Nội dung và hình thức của văn bản thông tin
- Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khảo (biểu cảm, tự sự, miêu tả...) Văn bản thông tin tổng hợp có thể trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu,…
- Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra. Bản tin thường ngắn gọn, kịp thời, có thể là tin chữ hoặc tin hình kết hợp với chữ dưới hai dạng phổ biến: bản in và bản điện tử.
* Ý nghĩa
- Cung cấp thông tin cho người đọc một cách chính xác, khoa học
- Giúp người đọc có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản trước khi đưa ra quyết định sẽ làm gì.
Câu 6: Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10 tập một; chỉ ra các yêu cầu giống nhau và khác nhau khi viết các kiểu văn bản đó.
Trả lời:
* Tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 10 tập một:
- Nghị luận xã hội: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen xấu, văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Văn bản thông tin:
+ Viết báo cáo về một kết quả nghiên cứu
+ Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng
+ Viết bài luận về bản thân
* Yêu cầu giống và khác nhau khi viết văn bản đó
- Giống nhau:
+ Đều phải xác định đối tượng, mục đích viết
+ Tìm hiểu kỹ nội dung liên quan trước khi viết
+ Lựa chọn cách trình bày sao cho hợp lí
- Khác nhau:
+ Văn bản nghị luận: trình bày dưới dạng văn bản, có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể xác thực. Chủ đề rõ ràng, lập luận chặt chẽ và mang theo thông điệp mà người viết muốn gửi gắm
+ Văn bản thông tin: mang tính tổng hợp, phân tích nhiều hơn. Nội dung có phần khách quan, đáng tin cậy hơn bởi nó thường được tổng hợp từ các nguồn khác nhau.
Câu 7: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc quan niệm (Bài 3) với viết bài luận về bản thân (Bài 4). Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
|
Bàn luận thuyết phục người khác |
Bàn luận về bản thân |
Mục đích |
|
|
Yêu cầu |
|
|
Nội dung chính |
|
|
Trả lời:
Bàn luận thuyết phục người khác |
Bàn luận về bản thân |
|
Mục đích |
Nhằm khiến người khác thực hiện theo những gì mình nói như từ bỏ thói quen xấu. |
Nhằm đạt được mong muốn, nguyện vọng tham gia vào một cái gì đó mà bản thân mong muốn. |
Yêu cầu |
- Tìm hiểu đề (đọc kĩ đề bài; xác định đối tượng của bài viết, mục đích của bài viết thuyết phục từ bỏ thói quen hoặc quan niệm nào). - Nêu lí do và phân tích các ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm cần phải thay đổi, từ bỏ. - Có các dẫn chứng cụ thể, sinh động về những ảnh hưởng tiêu cực, tác hại của thói quen, quan niệm đó. Một số loại dẫn chứng có thể lựa chọn sử dụng là số liệu thống kê, ví dụ cụ thể, sự kiện hoặc tỉnh huống mà bản thân em đã trải qua,... - Dự đoán phản ứng và lập luận của người có thói quen, quan niệm mà em muốn thuyết phục để nêu ý kiến phản biện của em. |
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu cần viết bài luận. - Tìm hiểu về đối tượng cần thuyết phục (Họ là ai, họ có yêu cầu gì, họ ở mình"), - Suy nghĩ về bản thân: mong muốn, khả năng, điều kiện, điểm mạnh, điển chế, mức độ hoàn thành công việc,... - Xác định các luận điểm và những lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho mỗi điểm trong bài viết, lựa chọn cách trình bày sao cho hiệu quả, hấp dẫn. - Nhờ những người có kinh nghiệm, hiểu biết đọc, góp ý để hoàn thiện bài |
Nội dung chính |
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm là nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người có thói quen, quan niệm chưa đúng, tiêu cực thay đổi theo chiều hướng đúng dặn, tích cực. |
Viết bài luận về bản thân là nêu lên các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người khác hiểu khả năng, điều kiện và nguyện vọng của mình, từ đó đồng thuận và cho phép tham gia, thực hiện nhiệm vụ, công việc, hoạt động... nào đó. |
Câu 8: Nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của việc làm báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vỡ theo bảng sau Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ:
|
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ |
Yêu cầu |
|
Mục đích |
|
Nội dung chính |
|
Trả lời:
|
Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ |
Yêu cầu |
- Lựa chọn một vấn đề cần phải viết báo cáo nghiên cứu tổng kết (có thể chọn vấn đề liên quan đến các bài đã học hoặc một vấn đề có ý nghĩa đặt ra từ cuộc sống). - Tiến hành nghiên cứu theo một quy trình: Xác định mục đích và cách thức nghiên cứu; thu thập và lựa chọn tài liệu; ghi chép, sử dụng các công cụ tra cứu như từ điển, sách, báo, Internet,...; tổng hợp kết quả nghiên cứu. - Xây dựng dàn ý (đề cương) của báo cáo kết quả nghiên cứu. Đề cương của báo cáo kết quả nghiên cứu thường có các nội dung lớn sau đây: Kết quả nghiên cứu tuy mới chỉ dừng ở mức rèn luyện, tập dượt nhưng các em cần mạnh dạn tìm hiểu, cố gắng để có được những phát hiện của riêng mình; trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách; tránh việc đạo văn hoặc vay mượn từ công trình, bài viết của người khác mà không dẫn nguồn tài liệu. Phần cuối báo cáo nêu rõ các tài liệu tham khao (nếu có). |
Mục đích |
- Nghiên cứu về một vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, đã và đang đặt ra trong cuộc sống. |
Nội dung chính |
Gồm 3 phần chính: - Phần mở đầu: + Nêu vấn đề được lựa chọn nghiên cứu + Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu - Phần nội dung: + Nội dung: Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra + Cách trình bày: có thể trích dẫn ý kiến người khác, cú thích và sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp để báo cáo sinh động hơn. + Nên có sự so sánh giữa các vấn đề được tìm hiểu, các vấn đề trong và ngoài phạm vi đề tài để tạo thêm sức thuyết phục cho báo cáo. - Phần kết luận: + Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày + Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu. |
Câu 9: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Trả lời:
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 10, tập một:
+ Thuyết trình về một vấn đề xã hội
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau
+ Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa
- Nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết bởi phần viết là cơ sở để ta vận dụng vào phần trình bày nói và nghe. Cả hai đều quan trọng, bổ sung và hỗ trợ cho nhau.
Ví dụ như bài 1:
- Phần viết: Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Phần nói và nghe: Thuyết minh về một vấn đề xã hôi
→ Cả hai phần có mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Phần viết như bước tập dượt trước để chuẩn bị cho phần nói ở phía dưới, giúp phần nói được hoàn thiện và khoa học hơn.
Câu 10:
a) Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 10, tập một. Hoàn thành yêu cầu của bài tập vào vở theo bảng sau:
Bài |
Tên nội dung phần tiếng Việt |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
4 |
|
c) Trong các lỗi dùng từ về tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ văn 10, tập một, em thường hay mắc lỗi nào?
Trả lời:
a.
Bài |
Tên nội dung phần tiếng Việt |
1 |
Sửa lỗi dùng từ |
2 |
Sửa lỗi về trật tự từ |
3 |
Sửa lỗi dùng từ (tiếp theo) |
4 |
Cách trích dẫn, chú thích và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ |
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài 2: ẩn dụ, so sánh, đảo ngữ…
- Tác dụng của biện pháp tu từ: nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm của người viết một cách sâu sắc, tạo ấn tượng cho người đọc. Các hình ảnh được sử dụng trở nên sinh động và đặc sắc hơn.
c. Trong các lỗi dùng từ về tiếng Việt được đề cập ở sách Ngữ văn 10, tập một, em thường hay mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
Các em có thể tham khảo bài giảng để củng cố hơn nội dung bài học
3. Hướng dẫn luyện tập
Phần I: Đọc hiểu
a. Văn bản 1:
Câu 1: Bài thơ Thương vợ là lời của ai, nói về ai?
A. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương nói về chồng
B. Vợ nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
C. Người chồng nói về người vợ của mình
D. Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Nhà thơ Trần Tế Xương tự nói về mình
Câu 2: Bài thơ nêu trên có đặc điểm như thế nào?
A. 8 câu, không có hình ảnh
B. 8 câu, mỗi câu 7 chữ
C. 8 câu, không có nhịp
D. 8 câu, không có vẫn
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
8 câu, mỗi câu 7 chữ
Câu 3: Câu thơ nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
B. Có chồng hờ hững cũng như không
C. Một duyên hai nợ âu đành phận
D. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Câu 4: Câu thơ nào sau đây sử dụng thành ngữ?
A. Quanh năm buôn bán ở mom sông
B. Nuôi đủ năm con với một chồng
C. Năm nắng mười mưa dám quản công
D. Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Năm nắng mười mưa dám quản công
Câu 5: Điểm giống nhau giữa bài thọ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Làm theo thể thơ Đường luật
b. Văn bản 2:
Câu 1: Đoạn trích viết về đề tài gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.
Trả lời:
Đoạn trích trên viết về ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – một ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính và phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích.
Trả lời:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Phương thức biểu đạt kết hợp của đoạn trích: biểu cảm
Câu 3: Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch, quy nạp hay tổng - phân hợp?
Trả lời:
Đoạn trích được triển khai theo kiểu diễn dịch.
Câu 4: Phân tích ý nghĩa của một thông tin mà em tâm đắc nhất khi đọc đoạn trích (trình bày trong khoảng 6 - 8 dòng).
Trả lời:
Thông tin khiến em tâm đắc nhất là chi tiết “Bản ngọc phả viết thời Trần… vẫn không thay đổi…”. Thông tin đó giúp em hiểu được ngay cả trong thời kì phong kiến, trải qua nhiều triều đại, các vị vua vẫn thể hiện lòng thành kính của mình với các vị vua Hùng như một tín ngưỡng quan trọng. Vì vậy, ngày nay, chúng ta không có lí do gì để bỏ qua nó, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biêt ơn, trân trọng và gìn giữ những giá trị tín ngưỡng lâu đời của dân tộc.
Phần 2: Viết
Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn
Đề 1: Phân tích một nhân vật mà em yêu thích trong các tác phẩm đã học ở sách Ngữ văn 10, tập một.
Bài viết tham khảo
Hình tượng người phụ nữ từ xa xưa luôn là một đề tài phổ biến được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để sáng tác. Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà là nhà thơ của phụ nữ Việt Nam xưa kia. Người phụ nữ trong thơ của bà thường hiện lên với số phận bất hạnh và khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Điều đó ta thấy rõ qua hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình (bài 2) – một người phụ nữ bất hạnh với tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về tình cảnh của người phụ nữ:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Khung cảnh “đêm khuya” gợi lên một không gian yên tĩnh, tịch mịch với một người phụ nữ cũng lẻ loi, cô độc trong khung cảnh ấy. Không gian càng yên tĩnh, con người càng trở lên buồn rầu, sâu thẳm. “Tiếng trống canh” kết hợp với động từ “dồn” gợi lên sự trôi đi vội vã của thời gian, sự vật. Người phụ nữ ấy vẫn ngồi đó, “trơ” cái thân phận bất hạnh của mình trước cuộc đời, dòng đời. Không gian rộng lớn, mênh mông càng làm sắc nét hơn nỗi cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
Nổi bật trên nền cảnh ấy là nỗi buồn của người phụ nữ:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Người phụ nữ ấy uống rượu với mong muốn “mượn rượu giải sầu”. Nhưng càng uống lại càng tỉnh, con người lại càng trở lên buồn bã, cô đơn hơn trước dòng đời vô định. Hình ảnh ẩn “vầng trăng bóng xế” là ẩn dụ cho tuổi thanh xuân của người phụ nữ. Trước dòng chảy luân hồi của thời gian, những năm tháng đẹp nhất của người phụ nữ đang trôi đi một cách phũ phàng, vội vã và tuổi già đang cận kề. Ấy vậy mà hạnh phúc của người phụ nữ vẫn chưa được trọn vẹn. Điều đó thể hiện sự tiếc nuối của người phụ nữ trước dòng đời bất hạnh.
Cảnh làm lẽ có mấy ai được vui sướng, hạnh phúc, nhưng học không chịu khuất phục trước số phận mà vùng lên đấu tranh mạnh mẽ thể hiện ở sức phản kháng trong 2 câu thơ tiếp theo:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”
Sự phẫn uất đã dâng lên đến cực hạn và được chuyển hóa thành sức phản kháng mạnh mẽ. Động từ “xiên ngang” và “đâm toạc” được đảo lên vị trí đầu câu thể hiện một sự phản kháng mãnh liệt, đầy mãnh mẽ của những sự vật vô tri “rêu” và “đá” mà ẩn sâu sau đó là sự phản kháng của người phụ nữ. Họ quá phẫn uất trước tình cảnh tuyệt vọng của mình, họ muốn được sống, được hạnh phúc vì vậy đã vùng lên sức phản kháng đầy mạnh mẽ, dữ dội.
Nhưng số phận vẫn mãi là số phận, dù phản kháng nhưng vẫn không thu được kết quả, họ lại quay về với cảm xúc chán trường của mình:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Nhân vật trữ tình đã quá chán ngán trước tình cảnh của mình, mỗi mùa xuân đến cũng là báo hiệu tuổi xuân đang cạn dần. Từ “ngán” thể hiện rõ sự chán ngán, không muốn làm gì nữa của người phụ nữ. Thường thì tình cảm là thứ chẳng thể san sẻ, nhưng trong tình cảnh làm thiếp, thử hỏi sao thể không san sẻ. Mảnh tình đã nhỏ nay lại san sẻ dường như nay chẳng còn gì. Người phụ nữ ấy vẫn chịu cảnh giường đơn, gối chiếc, cô đơn lẻ loi và đợi chờ trong vô vọng.
Tình cảnh ấy của người phụ nữ thật đáng thương và đáng giận. Đáng thương ở chỗ người phụ nữ tài sắc ấy đáng nhẽ phải được sống một cuộc đời hạnh phúc. Đáng hận ở chỗ thói đời bất công, đẩy người phụ nữ đến tận cùng của sự bất hạnh, khổ đau. Như vậy, qua hình tượng người phụ nữ, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội bất công đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng này.
Đề 2: Viết bài thuyết phục người bạn từ bỏ thói quen xấu.
Bài viết tham khảo
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, điện thoại thông minh ngày càng được sử dụng rộng rãi và nó đặc biệt phổ biến trong lứa tuổi học sinh. Bạn của em cũng vậy, bạn ấy rất thích sử dụng điện thoại thông minh và kết quả là bạn ấy sử dụng nó quá nhiều, trung bình 10h/ngày. Điều đó sẽ gây lên những ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe của bạn ấy nên em nghĩ bạn ấy nên từ bỏ thói quen này.
Điện thoại thông minh là một phát minh vĩ đại của con người, nó gần như thỏa mãn hết nhu cầu của con người. Chúng ta có thể gọi điện cho bạn bè, người thân từ xa mà không mất phí bằng việc sử dụng các ứng dụng chuyên dụng. Hay để giải trí, ta có thể lướt web, sử dụng Facebook, Instagram, Youtube, Game… Tất cả đều phục vụ cho nhu cầu học tập, giải trí của con người. Đặc biệt là nhu cầu về giải trí, nó dường như là rất lớn. Mọi người (có cả bạn mình) thậm chí có thể ngồi hàng giờ để lướt Facebook, Tik tok, Instagram… mà không hề thấy mệt mỏi hay chán ngán. Họ xem tin tức, bài viết của bạn bè, đăng story, đăng bài… và nó khiến họ trở nên đam mê. Ta gọi đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội.
Thói quen sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên và liên tục như vậy sẽ đem đến rất nhiều hậu quả tiêu cực. Tiếp xúc quá nhiều với màn hình như vậy sẽ rất có hại cho sức khỏe bởi nó sẽ gây nên những bệnh như đau mắt, béo phì, đau lưng… Chúng ta sẽ trở nên ít giao tiếp xã hội hơn nếu mắc phải thói quen này bởi ta sẽ ít ra ngoài và xa lánh xã hội. Hơn nữa, nó có thể là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta bỏ bê việc học và chất lượng học tập sẽ ngày càng giảm sút.
Vì những lí do trên, sử dụng nhiều điện thoại thông minh là một thói quen xấu và chúng ta cần phải bỏ nó. Lợi ích của nó là rất nhiều nhưng chúng ta cần phải biết cách sử dụng sao cho hợp lí, đúng mục đích và đúng thời điểm để đạt được kết quả tốt nhất.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.