YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 104 thuộc sách Cánh Diều dưới đây biết cách trích dẫn, chú thích và sử dụng linh hoạt các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ vào trong bài tập cụ thể. Từ đó tự tin hơn trong việc viết văn của mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Cách trích dẫn và chú thích trong văn bản

a. Cách trích dẫn:

- Khi trình bày một vấn đề, người viết có thể trích dẫn ý kiến của người khác để bình luận hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận của mình.

- Có hai cách trích dẫn thường dùng: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp. Trích dẫn trực tiếp là trích nguyên văn từ, câu hoặc đoạn của người khác. Trích dẫn gián tiếp là chỉ trích ý, không trích nguyên văn ý kiến của người khác. Nếu trích dẫn nguyên văn thì từ, câu, đoạn được trích dẫn phải đặt trong dấu ngoặc kép. Ngoài ra, người viết cũng có thể trích dẫn lại ý kiến của một người theo tài liệu của người khác. Tuy nhiên, để bảo đảm yêu cầu cao về khoa học thì cần hạn chế trích dẫn lại, nhất là trong trường hợp ý kiến được trích dẫn có vai trò quan trọng đối với bài viết hoặc đề tài bình luận, trao đổi trong bài viết.

- Dù trích dẫn nguyên văn hay trích dẫn ý, thông thường, người viết phải ghi đầy đủ các thông tin xuất xứ sau: tác giả, tên tài liệu (sách, tạp chí, báo), tên cơ quan công bố (nhà xuất bản, tạp chí, tờ báo), nơi công bố, năm công bố, số của các trang có đoạn trích. Các thông tin này được ghi theo những quy định phù hợp đối với từng loại tài liệu. Ghi đầy đủ thông tin xuất xứ là để tôn trọng quyền tác giả, đồng thời để người đọc tiện tra cứu.

- Trích dẫn dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi luận cứ. Khi không trích trọn vẹn cả câu hay cả đoạn văn thì cần sử dụng kí hiệu [...] để đánh dấu những từ ngữ đã bị lược bớt.

b. Cách chú thích:

- Chú thích là giải thích để giúp người đọc biết rõ xuất xứ hoặc làm sáng tỏ một ý kiến, một tin tức, một khái niệm, một từ ngữ được dùng trong văn bản.

- Các chú thích có thể đặt trong nội dung của văn bản (chính văn), đặt ở chân trang hoặc ở cuối sách. Nếu chú thích ở phần chính văn thì phần chú thích được đặt trong ngoặc đơn. Nếu chú thích ở chân trang (cước chủ) và cuối sách thi phần chú thích được tách khỏi phần nội dung của văn bản chủ phần chú thích phải khác chữ ở phần nội dung.

1.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có:

- Các in tiêu của cơ thể như ảnh mặt, nụ cười, nét mặt, cử chỉ…

- Các tín hiệu bằng hình khối như kí hiệu, công thức, biển báo, đô thị, hình với thình ảnh màu sắc, các kỹ thuật in ấn in nghiêng in đậm…

- Các tín hiệu bằng âm thanh như tiếng kêu, tiếng gõ, tiếng nhạc,...

Trong giao tiếp ngôn ngữ, các phương tiện phi ngôn ngữ thường được dùng kèm để bổ trợ cho phương tiện ngôn ngữ, đồng thời, nhiều khi, phương tiện ngôn ngữ cũng được dùng để giải thích thêm cho các phương tiện phi ngôn ngữ. Trong những hình thức giao tiếp khác, nhiều trường hợp, người ta chỉ cần hoặc chỉ có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (dùng đèn giao thông, vẫy cờ, ra hiệu vì không tiện nói, mỉm cười thay cho lời nói,...) để giao tiếp mà vẫn đạt hiệu quả.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 104 - Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu 1: Những trích dẫn, chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 và đoạn trích Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vương) trong Bài 4 thuộc kiểu trích dẫn, chú thích nào”

Trả lời:

- Chú thích trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp) ở Bài 1 là chú thích chân trang

- Chú thích trong đoạn trích Thăng Long - Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam (Trần Quốc Vương) trong Bài 4 là chú thích trực tiếp.

Câu 2: Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:

a) Với Nam Việt Để Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”. lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vượng)

b) Cùng với màu sắc là “hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều “hình bóng”. Bài "Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bóng mà": “Nước non muốn quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang". Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều/ Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo” ("Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ". Tố Hữu không quên: "Đêm đêm chó sủa... làng bên động/ Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn", "Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non", Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi - Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi" ("Thơ Tố Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên)

Trả lời:

a) Kiểu trích dẫn: trực tiếp bởi các từ trích dẫn được đặt trong dấu ngặc kép

Chú thích: chú thích chính văn bởi những chú thích đều được đặt trong dấu ngoặc đơn.

→ Mang tính cụ thể, tạo sự đáng tin cậy cho người đọc.

b) Kiểu trích dẫn: trực tiếp bởi những từ trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép

Chú thích: chú thích chính văn bởi những câu thơ đều được đặt trong ngoặc kép và dấu gạch chéo để biểu thị cách dòng.

→ Mang tính chân thực, làm phong phú, đa dạng  ngôn từ.

Câu 3: Hãy chỉ ra các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản đọc hiểu Lễ hội Đền Hùng.

Trả lời:

- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh họa, áp phích, sơ đồ, tranh ảnh.

→ Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin, có thể tìm kiếm và hiểu thông tin nhanh hơn.

Câu 4: Hãy viết một văn bản, trong đó có sử dụng số liệu, hình ảnh hoặc sơ đồ,... để trình bày về một trong các đề tài sau đây.

a) Các chủ đề về nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội được học ở Ngữ văn 10, tập một.

b) Hệ thống các văn bản đọc hiểu được học ở Ngữ văn 10, tập một

c) Hệ thống kiến thức tiếng Việt được học ở Ngữ văn 10, tập một.

d) Những điều cần chú ý khi tham gia lễ hội truyền thống ở Việt Nam.

Trả lời:

Lễ hội Đền Hùng 2022 diễn ra từ ngày 3 – 10/4 với nhiều hoạt động phong phú, tại nhiều địa điểm, kéo dài từ TP. Việt Trì đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Để việc tham quan, trảy hội an toàn và ý nghĩa, du khách hãy bỏ túi những điều cần lưu ý sau đây. 

Phần hội tại lễ hội Đền Hùng năm 2022

Phương tiện

Từ Hà Nội, du khách có thể di chuyển đến Phú Thọ bằng phương tiện cá nhân, xe khách hoặc tàu hỏa.

Địa điểm tham quan

Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm 4 điểm tham quan chính là Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, Bảo tàng Hùng Vương và Đền thờ các vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Sau đó, du khách có thể tham quan không gian văn hóa hát Xoan Miếu Lái Lèn (Kim Đức, Việt Trì), đầm Ao Châu, núi Thắm, vườn quốc gia Xuân Sơn...

Dâng lễ

Ngoài 2 loại bánh mang biểu tượng của ngày giỗ Tổ là bánh chưng và bánh dày, du khách cũng có thể dân hương hoa hay lễ mặn (xôi, gà). Một trong những điều quan trọng khi đi lễ chính là sự chân thành chứ không nằm ở lễ vật.

Trang phục

Chú ý lựa chọn trang phục kín đáo, nghiêm trang khi đi lễ và trang phục thoải mái để thuận tiện di chuyển.

Giữ gìn vệ sinh chung

Không hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi ở nơi tâm linh.

Bảo quản đồ cá nhận

Giữ gìn đồ đạc, hành lí, ví tiền, điện thoại cẩn thận để tránh kẻ gian lấy cắp.

Lưu trú

Gần đền Hùng có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ từ cao cấp đến bình dân. Du khách cũng có thể chọn nghỉ ở trung tâm nếu tham quan TP. Việt Trì.

Ẩm thực đặc sản

TP. Việt Trì có khá nhiều quán ăn ngon để thưởng thức một số loại đặc sản Phú Thọ như: Bánh tai, thịt chua, bưởi Đoan Hùng, cá lăng, thịt dê Thanh Sơn, rau sắng, xôi nếp gà gáy...

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

Trả lời:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Bằng chứng: Trong văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh, tác giả sử dụng các hình ảnh về lẽ hội Ka-tê để giúp người đọc hình dung ra khung cảnh, trang phục và không gian lễ hội. Kết hợp thông tin từ văn bản để người đọc dễ hình dung và tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 104 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF