YOMEDIA
NONE

Thần Trụ trời - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều


Nhằm giúp các em giải thích được nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo, mời các em cùng tham khảo bài học Thần Trụ trời thuộc bộ sách Cánh Diều Chúc quý thầy cô và các em có tiết học sôi động, hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Đặc điểm của thần thoại

- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian.

- Có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần và những nhân vật sáng tạo ra thế giới.

- Thường phản ánh quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của người xưa.

- Có vai trò quan trọng trong việc lưu giữ di sản văn hóa nguyên thủy của cộng đồng.

- Không gian trong thần thoại thường là vũ trụ hoang sơ, có khi chia thành ba cõi: trời - đất - nước.

- Cốt truyện thường là chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Nhân vật trong thần thoại thường có ngoại hình và tài năng phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường.

1.1.2. Từ khó

- Cầy cục: cố gắng làm công việc một cách vất vả.

- Rú (từ địa phương): núi có nhiều cây rậm rạp.

1.1.3. Xuất xứ

Theo Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Thị Huệ, Trần Thị An biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1999.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Bối cảnh khi thần xuất hiện

- Chưa có vũ trụ.

- Chưa có muôn vật và loài người.

- Trái đất chỉ là một đám hỗn đôn tối tăm và lạnh lẽo.

1.2.2. Các việc làm chính của thần Trụ trời

- Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá, đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời.

- Khi trời đã cao vừa ý và khô cứng, thần lại phá cột đi. Thần ném vung đá và đất khắp mọi nơi. Đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên, chỗ thần đào lên để lấy đất đá đắp cột bây giờ là biển cả.

- Thần phân khai trời đất.

1.2.3. Các yếu tố hoang đường, tưởng tượng trong đoạn trích

- Dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột cao, to để trống trời.

- Mỗi hòn đá vung ra tạo thành một hòn núi hay đảo.

- Đất tung tóe ra tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

- Chỗ được đào lên lấy đất đá đắp cột thì thành biển cả.

- Có một vị thần có tên là Ngọc Hoàng hay ông Trời quản lãnh tất cả mọi việc trên trời dưới đất.

- Thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát, nghiền sỏi, thần trồng cây,..

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Đoạn trích nhằm giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cách xây dựng nhân vật độc đáo, mang đặc trưng của thể loại thần thoại

- Hình tượng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Văn phong, cách diễn đạt mạch lạc, dễ hiểu, phù hợp với thể loại thần thoại

- Ngôn từ thuần Việt, dễ hiểu

Bài tập minh họa

Bài tập:

Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam mà em đã từng đọc.

Hướng dẫn giải:

- Liên hệ hiểu biết của bản thân và tài liệu tham khảo trên sách, báo, internet về truyện thần thoại Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

Truyện nữ thần Lúa:

Nữ thần Lúa là là con gái Ngọc Hoàng, xinh đẹp nhưng có tính hay hờn dỗi. Sau những trận lụt lớn, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nàng làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Có cô gái nọ khi lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo vền nhưng chưa kịp mở cửa kho nên cáu giận chửi rủa làm Nữ thần Lúa giận nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn  Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các các gia đình tổ chức trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. 

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của truyện thần thoại.

+ Hiểu được ý nghĩa của truyện Thần Trụ Trời.

+ Giải thích được vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi,...

Soạn bài Thần Trụ Trời Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Thần Trụ Trời nhằm lý giải cái nhìn của con người cổ đại về hiện tượng thế giới được hình thành và giải thích được nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thần Trụ Trời Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thần Trụ Trời Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Thần thoại Thần Trụ Trời đã giải thích sự hình thành trời đất tự nhiên và thể hiện niềm tin vào trời đất của nền văn hóa tâm linh nguyên thủy. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF