YOMEDIA
NONE

Thị Mầu lên chùa - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều


Đoạn trích Thị Mầu lên chùa tái hiện khung cảnh Thị Mầu lên chùa tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn, lẳng lơ thế nhưng bị cự tuyệt. Bài học Thị Mầu lên chùa thuộc sách Cánh Diều dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em hiểu hơn về những sự đối lập về tính cách hai nhân vật Thị Mầu và chú tiểu (Thị Kính). Đồng thời biết thêm một số đặc điểm trong nghệ thuật chèo. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ 

- Đoạn trích Thị Mầu lên chùa được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

b. Thể loại

- Chèo.

c. Bố cục 

Có thể chia làm 2 phần:

- Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa

- Phần 2: (còn lại):  Tính cách, đặc điểm Thị Kính

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật Thị Mầu

* Lời nói:

- "Đây rồi nhé"

- "Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!"

- "Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn"

---> Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa.

* Quan niệm về tình yêu:

- Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''

* Nét đặc sắc, nổi bật:

- Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.

- Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.

- Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo

1.2.2. Nhân vật chú tiểu

* Ngoại hình:

- Đẹp như sao băng

- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

* Lời nói:

- "A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ"

- "A di đà Phật"

- "Một nén cũng biên"

- "Một đồng cũng kể"

- "Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc"

--> Trầm ổn, dịu dàng, hơi buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.

* Tính cách:

 - Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình

- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính trong đoạn tríchThị Mầu lên chùa, Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Xem lại văn bản Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

- Chú ý lời thoại, đọc thoại, bàng thoại để nhận xét tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính

Lời giải chi tiết:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

Đây rồi nhé

Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Thị Kính

A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

- A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..

Tiếng đế

(người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

 

 

Từ đó ta thấy được

+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa.

+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, man mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.

Lời kết

- Học xong bài Thị Mầu lên chùa, các em cần nắm:

+ Phân tích được đặc điểm nhân vật Thị Mầu và chú tiểu (Thị Kính)

+ Phân tích ý nghĩa của văn bản thông qua các nhân vật

Soạn bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Văn bản Thị Mầu lên chùa đã mang đến cho người đọc những hiểu biết về các hủ tục chèn ép con người không được tự do yêu đương ở xã hội đương thời, mặc dù Thị Màu lẳng lơ nhưng phần nào cũng đang khát khao tìm được hạnh phúc cho chính bản thân mình. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Thị Mầu lên chùa là bức tranh thu nhỏ về cuộc sống và con người trong xã hội xưa thông qua hình tượng nhân vật Thị Mầu và chú tiểu. Đồng thời cảm thông với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF