YOMEDIA
NONE

Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Mỗi lễ hội đều mang ý nghĩa và tín ngưỡng riêng của một vùng miền. Đối với người Chăm, lễ hội Ka-tê chính là linh hồn, hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của đồng bào họ. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về lễ hội Ka-tê. Đồng thời biết trân trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Ca ngợi văn lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm, một nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

1.2. Nghệ thuật

- Thông tin được trình bày rất rõ ràng, cụ thể

- Ngôn từ mạch lạc, phổ thông dễ hiểu

2. Soạn bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Đọc trước văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận. Tìm đọc và ghi chép lại những thông tin cơ bản, ngắn gọn về dân tộc Chăm. Hãy cho biết nguồn thông tin mà em đã truy xuất.

Trả lời:

- Người Chăm là dân tộc sinh sống ở miề duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời. Họ đã từng kiến tạo nên một nền văn hóa rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Người Chăm đã xây dựng lên vương quốc Chăm pa từ thế kỉ VII. Hiện nay, bộ phận người Chăm cư trú chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận và họ chủ yếu theo đạo Bà la môn.

- Nguồn thông tin từ cema.gov.vn

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Phần in đậm này có tác dụng gì?

Trả lời:

Phần in đậm có tác dụng giới thiệu chung về Lễ hội Ka-tê của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận.

Câu 2: Phần 1 cung cấp thông tin gì cho người đọc?

Trả lời:

Phần 1 cung cấp thông tin về thời gian, hoàn cảnh diễn ra lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Câu 3: Hoạt động nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?

Trả lời:

Hoạt động nhảy múa và tổ chức nghi lễ rước trong lễ hội của người dân tộc Chăm.

Câu 4: Bức ảnh cho thấy hoạt động nào của phần hội?

Trả lời:

Bức ảnh cho thấy hoạt động múa quạt theo giai điệu truyền thống của người dân tộc Chăm trong lễ hội Ka-tê.

Câu 5: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.

Trả lời:

Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:

- Trong các điệu hát tạ ơn thần linh, tổ tiên, các thiếu nưc Chăm thẹn thùng thả dáng cùng điệu múa quạt, múa dội Thong-ha-la.

- Việc trình diễn những điệu múa này để các vị thần ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và đời sống của người dân ấm no, hạnh phúc.

Câu 6: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?

Trả lời:

Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới việc tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian họ vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bạn bè, tận hưởng những ngày tháng vui vẻ, thân thiện, hạnh phúc.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

Trả lời:

- Nhan đề cung cấp thông tin ban đầu rằng lễ hội Ka-tê ở Ninh Thuận là một lễ hội dân gian đặc sắc.

- Tác giả không đưa tên gọi là lễ hội Ka-tê bởi nếu chỉ nêu ra như vậy thì người đọc sẽ chưa hình dung rõ ràng được đây là lễ hội gì, của toàn thể dân tộc hay chỉ thuộc về một dân tộc. Như vậy sẽ không để lại ấn tượng tốt cho người đọc.

Câu 2: Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

Trả lời:

Những thông tin cơ bản về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận là:

- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội

- Phần nghi lễ và phần lễ hội của lễ hội Ka-tê

- Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với cộng đồng người Chăm

Câu 3: Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

Trả lời:

Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng trong việc truyền tải thông tin một cách cụ thể, rõ ràng và chân thực nhất. Nó giúp người đọc vừa đọc ca đã có thể hình dung ra được lễ hội Ka-tê là lễ hội như nào, hoàn cảnh ra đâu và khi nào…

Câu 4: Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống):

+ Đều là những ngày lễ quan trong của mỗi dân tộc

+ Đều có truyền thống lịch sử lâu đời

+ Thường kéo dài trong nhiều ngày

+ Cả hai đều mang ý nghĩa về sự sum vầy gia đình, Tết đoàn viên, ngày để ăn chơi, vui vẻ, thăm họ hàng… sau những ngày tháng làm việc vất vả, mệt nhọc.

→ Dù là bất cứ dân tộc nào trên đất nước Việt Nam, họ đều mang trong mình những nét đẹp dân gian truyền thống, ý nghĩa và đáng kính trọng. Nó thể hiện nếp sống đa dạng trong phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt tinh thần của mỗi dân tộc.

Câu 5: Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản gì và sử dụng những hình ảnh nào để minh hoạ?

Trả lời:

- Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu:

+ Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch

+ Các lễ nghi ngày Tết: Nghi thức thờ cúng tổ tiên

+ Các hoạt động ngày Tết: Chúc Tết, tục lì xì đầu năm, …

+ Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền: Là dịp gia đình đoàn viên, bày tỏ lòng kính trọng và lòng tin về sự cầu bình an, đầu năm mới, …

- Sử dụng các hình ảnh như:

+ Ảnh thờ cúng (Gia đình bày mâm cỗ cúng gia tiên,…)

+ Ảnh hoạt động ngày Tết (Con cháu mừng tuổi ông bà, mọi người quây quần bên nhau đầu năm mới…)

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy thuyết minh về ngày Tết cổ truyền.

Trả lời: 

Nước ta là một trong những nước nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa lịch sử lâu đời ấy. Đặc sắc nhất có lẽ phải kể tới các ngày Tết cổ truyền và lễ hội ở Việt Nam. Nhưng không có ngày nào quan trọng bằng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết cổ truyền là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền cũng tương tự như vậy. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết Nguyên đán hay tết âm lịch, và được coi là thời khắc quan trọng nhất của một năm.

Thời gian bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết Nguyên đán thường rơi vào khoảng cuối tháng Một đến giữa tháng Hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết Nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thông thường thời gian được nghỉ là từ một tuần làm việc trở lên (đối với người đi làm) và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này thì mọi nhà thường sắm sửa rất nhiều đồ mới, dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết có lẽ là việc làm được chuẩn bị kỹ càng nhất ở mỗi địa phương, và ở mỗi nơi lại có những nét đặc sắc riêng. Điểm chung nhất không thể thiếu đó là gà, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngàyTết thịnh soạn và đặc sắc hơn.

Mâm cơm do các bà, các mẹ, các chị chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước ngày Tết. Tùy từng phong tục của mỗi nơi mà gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liêng nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết (sang mùng 1) hoặc là vào đêm 30 trong mâm cơm sum họp gia đình. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục thăm hỏi người lớn tuổi, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm mỗi khi Tết đến xuân về. Khi đó gia chủ hoặc người lớn sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi cùng những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, để thể hiện quan tâm, hy vọng có một cuộc sống đủ đầy và bình an cho mọi người.

Nhắc đến Tết, cũng không thể thiếu các hoạt động được tổ chức xung quanh ngày như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây, cờ người. Chúng được tổ chức tại đình làng, nhà văn hóa nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn.

Các phiên chợ Tết, chợ hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sắc xuân của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hy vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người già đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Và đó là những hình ảnh không thể nào quên của ngày Tết.

Tết còn được coi là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Những người xa quê ngày Tết là cơ hội hiếm có để cùng ăn bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. Cùng nhau dán vài ba câu đối đỏ ngoài cửa đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương.

Không biết bạn thế nào nhưng tôi vẫn thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng, cùng hát hò quây quần bên bếp lửa nóng hổi. Những chiếc bánh chưng vuông vắn dưới bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị chắc chắn là hình ảnh khó quên nhất trong tuổi thơ của mỗi người. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí Tết ở mỗi nhà cũng rộn ràng hơn.

Vậy đó, ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt ta, là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân, hiếu kính với ông bà, cha mẹ.

4. Hỏi đáp về bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận - Đào Bình Trịnh đã giúp người đọc hiểu hơn những nghi thức truyền thống trong đời sống văn hóa của dân tộc người Chăm qua lễ hội Ka-tê. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về vấn đề này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)-----------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON