YOMEDIA
NONE

Củng cố, mở rộng Bài 2 - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Thơ ca luôn tạo ra thế giới mới lấy chất liệu từ hiện tượng đời sống, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Trong nội dung Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca các em đã được tiếp cận một số thể loại thơ nổi tiếng như Ba-sô, thơ Đường luật, phong trào Thơ mới và từ đó có thể phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ cụ thể. Bài học Củng cố, mở rộng Bài 2 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức trên. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại thể loại thơ Hai-cư

- Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản.

- Chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết; dòng 2 có bày âm tiết).

- Thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.

- Thơ hai-cư hiện đại tuy có những đặc điểm riêng về bút pháp nhưng vẫn bảo lưu một số nguyên tắc quan trọng của tư duy và mĩ cảm thơ hai-cư truyền thống 

- Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng.

1.2. Ôn lại thể loại thơ Đường luật

- Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể. Đó là thể thơ ngụ ngôn hay thất ngôn làm theo những nguyên tắc thi luật được đặt ra từ thời Đường.

- Thơ Đường luật có ba dạng chính: thơ bát cú (8 câu), thơ tuyệt cú (4 câu) và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật).

- Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật gồm bốn cặp câu thơ (liên thơ), tương ứng với bốn phần: đề - thực -luận- kết.

- Về luật bằng trắc, thơ Đường luật có quy định về sự hoà thanh trong từng câu và trong cả bài để đảm bảo sự cân bằng.

- Thơ Đường luật có một mô hình thi luật chặt chẽ, hưởng tới sự cân đối, hài hoà về cấu trúc của toàn bộ bài thơ.

- Về mặt ngôn từ: vốn từ ngữ hữu hạn, thậm chí quen thuộc, các mối quan hệ tương đồng hoặc đối lập, tả ít gợi nhiều.

1.3. Ôn lại đặc điểm phong trào Thơ mới

- Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) được xem là sự kiện mở ra một thời đại mới trong thi ca Việt Nam.

- Đánh dấu sự chấm dứt của mười thế kỷ thơ ca trung đại, đưa thơ Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại.

- Chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, đặc biệt là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng.

- Về mặt nội dung, Thơ mới bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo.

- Về mặt hình thức, Thơ mới đã phá vỡ những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam. 

1.4. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ

- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ lý do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).

- Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...).

- Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ Đường luật mà em thích.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

- Chọn bài thơ Đường luật mà em yêu thích.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh.

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu về bài thơ “Rằm tháng giêng”.

2. Thân bài:

a. Thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

b. Hình ảnh con người trong đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

3. Kết bài:

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Đánh giá giá trị của tác phẩm.

Lời kết

- Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 2, các em cần:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại thơ Hai-cư, thơ Đường luật.

+ Biết các đặc điểm cơ bản của phong trào Thơ mới.

+ Nắm được quy trình và yêu cầu khi viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng bài 2 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca. Từ đó, các em có thể phân tích được những tác phẩm thơ đã học để nhận ra nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Củng cố, mở rộng Bài 2

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF