Khi muốn cung cấp một số thông tin, thể hiện sự hứng thú của bản thân về tác phẩm thơ như nhan đề, nội dung, nghệ thuật,...cho người đọc, các em cần thực hành viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá. Bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nắm được những yêu cầu và trình tự viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ. Từ đó, vận dụng vào các bài kiểm tra và bài thi. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Khái niệm
Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là văn bản đòi hỏi sự chặt chẽ trong lập luận, sự sáng rõ, sắc nét của luận điểm và sự mạch lạc trong tổ chức bài viết. Người viết cần nắm chắc các tri thức về đặc trưng thi ca được giới thiệu trong bài học và được làm rõ qua các tiết đọc văn bản để có những phân tích, đánh giá thuyết phục. Mặt khác, khuyến khích người viết thể hiện những rung cảm và tưởng tượng của mình khi chiếm lĩnh bài thơ.
1.2. Cách làm và yêu cầu viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ được chọn (tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, khuynh hướng, trào lưu văn học gắn với bài thơ lý do lựa chọn bài thơ để phân tích, đánh giá).
- Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, cách tổ chức nhịp điệu, nhạc điệu, cách liên kết mạch cảm xúc và hình ảnh,...).
- Đánh giá giá trị của bài thơ về phương diện nghệ thuật cũng như ý nghĩa nhân sinh.
Bài tập minh họa
Bài tập: Viết bài văn phân tích bốn câu thơ đầu bài Thu hứng của Đỗ Phủ để thấy cảnh mùa thu trong tác phẩm.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung Cách làm và yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.
- Đọc lại bốn câu thơ đầu bài Thu hứng của Đỗ Phủ.
Lời giải chi tiết:
a. Giới thiệu ngắn gọn về đoạn thơ được chọn
- Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ là tác phẩm tiêu biể viết về đề tài mùa thu.
- Trong bốn câu thơ đầu bài đã tái hiện ên khung cảnh mùa thu tiêu điều và xơ xác như chính bối cảnh thời đại của tác giả lúc bấy giờ.
b. Chỉ ra và phân tích được những nét đặc sắc, độc đáo của bài thơ
*Câu 1 và 2:
- Hình ảnh: ngọc lộ, phong thụ lâm - Là những hình ảnh quen thuộc của mùa thu Trung Quốc:
+ “Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
+ “Phong thụ lâm”: hình ảnh thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
- “Núi vu, kẽm vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt. Bản dịch thơ là “ngàn non”: Đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
- “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm
=> Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu, không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm
=>Diễn tả cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
*Câu 3 và 4:
- Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được nới theo ba chiều rộng, cao và xa:
+ Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”
+ Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
+ Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
- Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp)
c. Đánh giá giá trị của đoạn thơ
- Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp chao đảo. Đó phải chăng cũng là bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được khái niệm về bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.
+ Nắm được cách làm và yêu cầu khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.
+ Vận dụng viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Bài học Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ sẽ giúp các em nắm được khái niệm, cách làm và các yêu cầu khi viết văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ
Hỏi đáp bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ Ngữ văn 10 KNTT
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247