YOMEDIA
NONE

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản - Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Khi nhắc đến Haiku, người ta sẽ nghĩ ngay về thể thơ ngắn nhất thế mang đậm tinh hoa văn học Nhật Bản. Haiku là thể thơ Thiền độc đáo, giàu tính trí tuệ và tôn thờ thiên nhiên, cái đẹp. Bài học Chùm thơ hai-cư Nhật Bản thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em nắm được các đcặ điểm của thể thơ này đồng thời nuôi dưỡng được khả năng rung động trước cái đẹp trong cuộc sống. Chúc cacsem học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Các tác giả

a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 - 1694)

- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật

- Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản

b. Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô (1703 - 1775)

-  Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.

- Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng

- Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích

c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 - 1828)

- Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo

- Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.

1.1.2. Các tác phẩm

a. Đặc điểm thơ Hai-cư

- Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản.

- Chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết; dòng 2 có bày âm tiết).

- Thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.

- Thơ hai-cư hiện đại tuy có những đặc điểm riêng về bút pháp nhưng vẫn bảo lưu một số nguyên tắc quan trọng của tư duy và mĩ cảm thơ hai-cư truyền thống 

- Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng.

b. Từ khó

- Triêu nhan: loài hoa nổi tiếng ở Nhật Bản được gọi bằng cái tên khác là "kim tuyến ban mai".

- Phu-gi: ngọn núi cao nhất Nhật bản, Việt Nam thường gọi theo âm Hán Việt là Phú Sĩ.

c. Bố cục văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Gồm có 3 văn bản nhỏ:

- Văn bản 1: bài thơ của Mát-chư-ô Ba-sô

- Văn bản 2: bài thơ của Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô

- Văn bản 3: bài thơ của Cô-ba-y-a-si Ít-sa

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Hình ảnh trung tâm trong các bài thơ

a. Văn bản 1: con quạ

- Hình ảnh cánh quạ đậu trên cành khô.

- Cánh quạ gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.

b. Văn bản 2: hoa triêu nhan

- Hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" như được lồng vào nhau.

- Hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.

- Gợi lên sự bền chặt, dài lâu.

c. Văn bản 3: con ốc nhỏ

- Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa.

- Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Phú Sĩ là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.

1.2.2. Triết lý trong cách ứng xử đối với thiên nhiên

- Trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.

- Bảo vệ những sinh vật nhỏ trong đời thường.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”

- Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),...

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngắn gọn, hàm súc.

- Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng.

Bài tập minh họa

Bài tập:  Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mưa đông giăng đầy trời 

chú khỉ con thầm ước

có một chiếc áo tơi.

a. Nhân vật trung tâm trong bài thơ là ai?

b. Nhân vật ấy khiến em liên tưởng đến điều gì?

c. Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Ba-sô trong bài thơ.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào tác phẩm đã cho và đặc điểm của thơ Hai-cư để phân tích.

Lời giải chi tiết:

a. Nhân vật trung tâm trong bài thơ là chú khỉ con.

b. Hình ảnh chú khỉ con trong trời mưa đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. 

c. Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi đi du hành ngang qua rừng thấy kỉ nhỏ run lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ mong muốn có chủ khỉ thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh. Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ là tình yêu thương, yêu thương sâu sắc nhà thơ đối với kiếp người nghèo khổ.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của thế thơ Hai-cư.

+ Biết một số tác phẩm nổi tiếng về thể thơ này.

+ Hiểu được ý nghĩa tượng trưng và triết lí ứng xử với tự nhiên trong các văn bản.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản đã thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên và những triết lí về cách ứng xử. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Chùm thơ hai-cư Nhật Bản.

Hỏi đáp bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản nhằm giúp các em tiếp cận với thể thơ độc đáo mang nét văn hóa của người Nhật, đồng thời thông qua đó biết trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF