Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã khắc họa cảnh mùa xuân nơi làng quê thanh bình có "làn nắng ửng khói", qua đó thể hiện niềm thương cảm của tác giả về vùng quê còn lắm vất vả. Bài học Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm, đồng thời hiểu được tình cảm của nhà thơ đối với quê hương. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Hàn Mặc Tử
a. Tiểu sử
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở huyện Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Hàn Mặc Từ qua đời trong thời gian trị bệnh phong tại nhà thương Quy Hoà.
- Ông là một đại diện độc đáo của phong trào Thơ mới, là nhân vật trụ cột của Trường thơ Loạn Bình Định.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đầy đến tột cùng.
- Ngôn ngữ thơ của ông giàu cảm giác mạnh với nhiều hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng, thậm chí dị kì.
- Một số tập thơ tiêu biểu của Hàn Mặc Tử: Gái quê (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1942), Chơi giữa mùa trăng (thơ không vần, 1944).
1.1.2. Tác phẩm Mùa xuân chín
a. Phong trào Thơ mới
- Phong trào Thơ mới (1932 – 1945) được xem là sự kiện mở ra một thời đại mới trong thi ca Việt Nam.
- Đánh dấu sự chấm dứt của mười thế kỷ thơ ca trung đại, đưa thơ Việt Nam vào quỹ đạo hiện đại.
- Chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, đặc biệt là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa tượng trưng.
- Về mặt nội dung, Thơ mới bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân cũng như ý thức cá tính của con người với nhiều biểu hiện đa dạng, độc đáo.
- Về mặt hình thức, Thơ mới đã phá vỡ những nguyên tắc thi pháp chi phối mười thế kỉ thơ trung đại Việt Nam.
b. Xuất xứ
- In trong tập Thơ, Hàn Mặc Tử - 1988.
c. Bố cục
Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: 2 khổ đầu: khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân.
- Phần 2: 2 khổ cuối: tâm trạng của người con gái sắp lấy chồng và nhân vật trữ tình.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hai khổ đầu: Khung cảnh tươi mới, đầy sức sống của mùa xuân
- Bức tranh mùa xuân chốn thôn quê thật thanh bình, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương, gắn với những sự vật gần gũi thân thuộc nhất của làng quê Việt Nam
- Dấu hiệu báo xuân sang:
+ Làn nắng ửng
+ Khói mơ
+ Mái nhà tranh bên giàn thiên lý
=> Thanh tĩnh, bình dị, duyên dáng mà đằm thắm yêu thương. Những hình ảnh bầu trời xanh đang dần gợi lại những hình ảnh tươi đẹp, nó đang dần lan tỏa và bom trùm lên toàn bộ không gian ở nơi đây, nó thể hiện một tình cảm đặc biệt nhất, với những hình ảnh của cánh đồng đang hát vang và vang và đám xuân xanh, ở đây ẩn dụ để nói những người con gái đang đến tuổi xuân thì
- Cảnh vật thôn quê đẫm hơi xuân:
+ Làn mưa xuân tưới thêm sức sống
+ Cỏ cây xanh tươi" gợn tới trời"
1.2.2. Hai khổ thơ cuối: Niềm vui của con người khi xuân đến
- Niềm hạnh phúc của lứa đôi: “nghe ra ý vị và thơ ngây”.
- Tiếng thơ ngây sao khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến.
=> Xuân mang vị "chín" của lòng người, của đời người.
+ Tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng của con người vào mùa xuân:
- “Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
- Bài thơ thể hiện khung cảnh mùa xuân tươi mới, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống nơi nông thôn dân dã của làng quê Việt Nam.
- Bên cạnh đó là tâm trạng háo hức, bồn chồn của người con gái sắp lấy chồng và tâm trạng bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa.
- Thể hiện niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của thi nhân, gửi gắm niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc.
- Giọng thơ tự nhiên, thủ thỉ, tâm tình.
Bài tập minh họa
Bài tập: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây.
(Trích Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)
a. Câu thơ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào,của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.
b. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây
Hướng dẫn giải:
Dựa vào nội dung phân tích khổ thơ 2 và 3 bài Mùa thu chín để giải.
Lời giải chi tiết:
a. Câu thơ Hàn Mạc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.
- Khác nhau: Câu thơ Hàn Mạc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vòa làm một với nhau.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: nhân hóa, so sánh. Học sinh cần nêu được tác dụng của những biện pháp tu từ này: thể hiện được thần thái của tiếng hát mùa xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha rạo rực.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần:
+ Nắm được các đặc điểm của phong trào Thơ mới.
+ Phân tích được cảnh mùa xuân và tâm trạng của nhà thơ trong tác phẩm Mùa xuân chín.
Soạn bài Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Văn bản Mùa xuân chín tái hiện cảnh mùa xuân đang thời điểm tươi đẹp nhất, viên mãn nhất nhưng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử để củng cố hơn nội dung bài học.
Hỏi đáp bài Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử Ngữ văn 10 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử
Trong cảnh mùa xuân tươi đẹp, bình yên nơi vùng quê bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã đem đến một không gian mới mẻ cho người đọc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247