Giải bài 3 tr 187 sách GK Sử lớp 10
Hãy cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Gợi ý trả lời bài 3
- Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, bản chất bóc lột, áp bức của giai cấp tư sản càng bộc lộ rõ, giai cấp vô sản và nhân dân lao động càng nghèo khổ. Điều này đã tác động đến ý thức, tư tưởng của một số người tiến bộ trong giai cấp tư sản. Họ nhận thức được những mặt xấu xa của xã hội tư bản và đề xuất kế hoạch xây dựng một xã hội mới, không có tư hữu, không có bóc lột... Đó là nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng mà đại diện xuất sắc là Xanh Xi-mong, Sác-lơ Phu-ri-e ở Pháp và Rô-bớt Ô-oen ở Anh.
- Công lao của các nhà xã hội không tưởng là phê phán sâu sắc xã hội tư bản, có ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, dự đoán về xã hội tương lai.
- Tuy nhiên, do chưa phát hiện được những quy luật phát triển của chế độ tư bản và cũng không nhìn thấy lực lượng xã hội có khả năng xây dựng xã hội mới là giai cấp công nhân nên các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được.
- Tuy vậy, trong bối cảnh xã hội bấy giờ, chủ nghĩa xã hội không tưởng là một trào lưu tư tưởng tiến bộ, có tác dụng cổ vũ người lao động và là một trong những tiền đề cho học thuyết Mác sau này.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
-
Một trong những phong trào đấu tranh của công nhân Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?
bởi Thùy Nguyễn 13/01/2021
A. Phong trào đòi giai cấp tư sản bãi bỏ “đạo luật đặc biệt”.
B. Phong trào đòi tăng lương và quyền dân chủ năm 1886.
C. Cuộc bãi công của công nhân khuân vác Luân Đôn.
D. Cuộc tổng bãi công của công nhân Si-ca-go.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tổ chức nào không được giai cấp công nhân thành lập trong những năm cuối thế kỉ XIX?
bởi Tieu Dong 13/01/2021
A. Đảng Xã hội Mĩ.
B. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Đức
C. Đảng Công nhân Pháp.
D. Nhóm giải phóng lao động Nga.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân nào không đưa đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX?
bởi Nguyen Ngoc 13/01/2021
A. Mâu thuẫn sâu sắc giữa tư sản và vô sản.
B. Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.
C. Sự biến đổi về chất và lượng của giai cấp công nhân.
D. Sự hình thành liên minh công – nông.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 187 SGK Lịch sử 10
Bài tập 2 trang 187 SGK Lịch sử 10
Bài tập Thảo luận 1 trang 184 SGK Lịch sử 10 Bài 36
Bài tập Thảo luận 2 trang 184 SGK Lịch sử 10 Bài 36
Bài tập Thảo luận trang 185 SGK Lịch sử 10 Bài 36
Bài tập Thảo luận trang 187 SGK Lịch sử 10 Bài 36
Bài tập 1 trang 148 SBT Lịch sử 10 Bài 36