YOMEDIA

lê đức duy's Profile

lê đức duy

lê đức duy

01/01/1990

Số câu hỏi 1
Số câu trả lời 53
Điểm 267
Kết bạn

Bạn bè (2)

Hoạt động gần đây (59)

  • lê đức duy đã trả lời trong câu hỏi: So sánh ưu nhược điểm của mối ghép hàn và mối ghép bằng đinh tán ? Cách đây 5 năm

    So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong time ngắn, tiết kiệm đc vật liệu và giảm giá thành, nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém.

     

  • 3 thành ngữ, tục ngữ đó là: 

    + ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    + uống nước nhớ nguồn

    + gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

     

  • lê đức duy đã trả lời trong câu hỏi: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với con người. Cách đây 5 năm
    • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
    • Tre là cánh tay của người nông dân.
    • Tre là người nhà.
    • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
    • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
    • Tre là đồng chí chiến đấu
    • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
    • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
  • lê đức duy đã trả lời trong câu hỏi: Vai trò của quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Cách đây 5 năm

    Vai trò:
    - Các hình ảnh tưởng tượng và so sánh đều đặc sắc vì nó thể hiện được chân thực, tinh tế đối tượng được miêu tả. Gợi liên tưởng thú vị, độc đáo.
    - Quan sát là ta chọn những chi tiết nổi bật của đối tượng được miêu tả.
    - Tưởng tưởng và so sánh là miêu tả một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc có thể hình dung được đối tượng được miêu tả.
    - Nhận xét là giúp người đọc hiểu được tình cảm, cảm xúc của người viết.

  • ượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do lương Hương Thư chỉ huy, từ vùng đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gô vồ đựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

    Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh vật hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc trưng của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến lau những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

    Ở đây, cảnh vật được nhân hóa, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi lùn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghía là hình ảnh những cây cố thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc dãy núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bui lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ân sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

    Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là'một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoà (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thụ). Tạo được những hình ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

    Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, và tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai. linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã băng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nỗi bật lên nhân vật tôn vinh hình tượng con người trước thiên nhiên rộng lớn.

    Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhọ, tính nết nhu mì, ai gọi củng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

    Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phổ biến: nhân hoà và so sánh.

    Võ Quảng đã thành công trong việc thế hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

  • rong quá trình ngày đêm đang “Chiến đấu” với dịch bệnh đội ngũ thầy thuốc đã phải đối mặt với không ít khó khăn, vất vả, nguy hiểm, đã có không ít những tấm gương sáng. Họ là những y, bác sĩ ngày đêm cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19, trực tiếp thực hiện việc xét nghiệm, sàng lọc, cách ly bệnh nhân đang phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm từ chính bệnh nhân; là những nhà khoa học nghiên cứu chỉ trong thời gian rất ngắn đã nuôi cấy và phân lập thành công virus Covid-19 tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh trường hợp nhiễm và nghi nhiễm Covid-19.

    Bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư là một trong ba bác sĩ trên chuyến bay đặc biệt đầu tiên sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam trở về. Khi hoàn thành nhiệm vụ, anh cũng như mọi người, tuân thủ quy định cách ly 14 ngày.

    Tại cuộc giao lưu cũng là thời điểm cách ly đã hoàn tất. Bác sĩ Bắc cho biết, kế hoạch sang Vũ Hán đã được Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành chuẩn bị rất chu đáo. Từ việc chuẩn bị các hộ chiếu công vụ cho tới các giấy tờ khác. Trên chuyến bay, chúng tôi đảm nhiệm hai nhiệm vụ: bảo đảm công tác y tế cho các công dân Việt Nam do chưa biết tình hình sức khỏe công dân Việt Nam ra sao nên chúng tôi phải chuẩn bị các kịch bản. Nhiệm vụ thứ hai là chống lây nhiễm, bảo đảm cách ly, phòng hộ rất chi tiết. Trong quá trình triển khai thực tế, các hoạt động xảy ra phù hợp diễn biến của chúng tôi chuẩn bị. Những khó khăn đã lường trước có phần nhẹ nhàng hơn so với những kịch bản đã chuẩn bị sẵn. Đó là một niềm vui khi chúng tôi làm nhiệm vụ.

    Kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, 27-2, năm nay, đúng là lúc dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc bày tỏ tâm tư, thực tế, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Bản thân anh chị em cán bộ y tế vẫn ngày đêm chống dịch, coi chống dịch là nhiệm vụ vinh quang được giao phó.

    Ngay từ ngày nhỏ, tôi đã sống ở tập thể bệnh viện đa khoa, mẹ tôi là bác sĩ. Tôi thường xuyên theo mẹ đi trực, từ đó tôi thích nghề y và theo công việc của mẹ. Ngành y học sáu năm vất vả và tiếp tục học nữa, học mãi để có những kiến thức phục vụ nhân dân. Khi học xong ra trường, đến nay là 22 năm, nếu lựa chọn lại thì tôi vẫn chọn ngành y. Đối với tôi, theo nghề y là duyên phận, nghề này đòi hỏi sự sự cần cù, tỉ mỉ. Bây giờ, con tôi tiếp tục theo nghiệp cha, đồng hành cùng cha. Đó là những chia sẻ thực sự từ phía gia đình, điều đó giúp tôi rất phấn chấn.

    Trong khi các y, bác sĩ trực tiếp điều trị cứu sống người bệnh mắc Covid-19, thì những nhà khoa học thầm lặng đang ngày đêm nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, nhanh chóng phân lập Covid-19. Mới đây, nhóm nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đã nuôi cấy và phân lập thành công Covid-19. Việt Nam cũng là một trong bốn quốc gia trên thế giới thực hiện được điều này.

    PGS,TS Nguyễn Lê Khánh Hằng, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho biết, các nhóm nghiên cứu trong Viện đã trải qua nhiều dịch cúm, như: cúm A H5N1… nên đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc nghiên cứu, nuôi cấy và phân lập virus. Trong vụ dịch năm nay, mẫu nghiên cứu lâm sàng đầu tiên của bệnh nhân được xác định dương tính với Covid-19 tại miền bắc Việt Nam đã được chúng tôi nuôi cấy và phân lập, tiến hành trong phòng an toàn thí nghiệm cấp độ 3.

    Ngay từ khi xuất hiện bệnh nhân dương tính đầu tiên, chúng tôi đã cập nhật các thông tin của các phòng thí nghiệm trên thế giới để lựa chọn các tế bào cảm thụ thích hợp, từ đó gây nhiễm tế bào, theo dõi sát sao hình thái cũng như sự nhân lên của tế bào. Đến ngày 7-2, sau một tuần xác định ca dương tính đầu tiên, chúng tôi đã xác định được hình thái của virus. Cảm giác thực sự bất ngờ, bởi chúng tôi đã thành công trong lần nuôi cấy và phân lập đầu tiên.

  • lê đức duy đã trả lời trong câu hỏi: Điểm nhìn của tác giả trong văn bản Sông nước Cà Mau là gì? Cách đây 5 năm

    Tác giả đã ngồi trên thuyền để miêu tả, quan sát, có cái nhìn chân thực, rõ nét về cảnh sắc nơi đây.  Vị trí quan sát của người trên thuyền vô cùng thuận lợi cho miêu tả vì thế các hình ảnh miêu tả hiện ra trong bài văn như những bức tranh hài hòa màu sắc. Qua cách miêu tả của tác giả, với việc sử dụng các từ ngữ tinh tế, gợi cảm, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là vùng đất hoang dã, hùng vĩ với không gian sông nước mênh mông, những rừng đước bạt ngàn và có cảnh con người sinh sống tấp nập, đông vui, chân chất.

  • lê đức duy đã trả lời trong câu hỏi: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật cậu bé Phrăng. Cách đây 5 năm

    câu truyện ngắn buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.  

    những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ  
    Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.  
    Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
     
     

  • Gia đình em có 6 người: ông bà, bố mẹ, em và em trai của em. Sau đây, em xin kể về em trai của em. Em trai em tên là Nguyễn Văn An, là một cậu bé đang học tiểu học. An là cậu bé rất đáng yêu và tinh nghịch, dù đôi khi có làm em buồn nhưng em vẫn dành rất nhiều tình cảm cho cậu bé. Năm nay, An lên 7 tuổi  nên thân hình bé nhỏ, bụ bẫm, đáng yêu vô cùng. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là làn da trắng nõn, thơm hơn sữa của An. Gương mặt An tròn bầu bĩnh, hai má phúng phính lúc nào cũng ửng hồng duyên dáng. Đặc biệt, đôi mắt bé đen láy như hai hạt nhãn. Đôi mắt ấy lúc nào cũng tràn ngập niềm vui khi xem những bộ phim hoạt hình yêu thích. Ngoài ra, vầng trán bé cao, lột rõ sự thông minh, lanh lợi. Còn đôi môi thì lúc nào cũng chu ra rồi líu lo kể đủ mọi thứ chuyện cho mọi người nghe. Bé rất nghịch và hiếu động vì trừ lúc ngủ và ăn ra thì hiếm khi lúc nào bé chịu ngồi im một chỗ. Đồ chơi yêu thích của bé là trái bóng đá. Mỗi chiều em đi học về là bé sẽ lấy trái bóng ra đòi em đưa bé đi đá. Dù mới học lớp 2 nhưng bé rất có ý thức học, không đợi mọi người phải thúc giục. Ngày nào cũng vậy, cứ ăn cơm xong là bé ngồi vào bàn học rất nghiêm chỉnh. Ngoài giờ học, bé thích nhất là xem phim hoạt hình. Đôi môi nhỏ xinh luôn cười khanh khách khi từng thước phim được chiếu. Có lần bé ốm, không chịu ăn, uống, chỉ nằm im trên giường. Em lo lắm, ngày nào em cũng ở bên bón cháo và thuốc cho bé mau khỏe để chơi với em. Em rất yêu quý em trai của mình, dù có những lúc bé nghịch ngơm phá đồ chơi của em và tự hứa sẽ thành người anh (chị) tốt để làm tấm gương tốt cho bé noi theo.

    *** 2 hình ảnh so sánh được gạch chân

    So sánh không ngang bằng: làn da trắng nõn, thơm hơn sữa của An

    So sánh ngang bằng: đôi mắt bé đen láy như hai hạt nhãn

  • Lòng ghen ghét,đố kị là thói xấu phổ biến của con người không hay chỉ là của riêng nhân vật người anh trong tác phẩm này

    VD:+Bà chị và mụ dì ghẻ trong Tấm Cám.

          +Hai bà chị trong Sọ Dừa.

          +Lý Thông trong truyện Thạch Sanh.

           +Các bạn trong lớp ghét nhau vì bạn này không nhắc bài mình để mình bị điểm kém.

     

Không có Điểm thưởng gần đây

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON